Gene Solutions phối hợp Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tổ chức thành công hội thảo cấp CME về thực tế ứng dụng xét nghiệm NIPT và tầm soát bệnh lặn

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Chương trình nhằm giúp các bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế cập nhật các kiến thức mới về di truyền y học; hiểu rõ giá trị và thực tiễn ứng dụng của các xét nghiệm gen từ đó góp phần cải thiện, nâng cao quy trình sàng lọc trước sinh tại Việt Nam.

    Với chủ đề “NIPT và tầm soát người mang gen bệnh thể ẩn (Carrier) – Xu thế và ứng dụng”, chương trình hội thảo do Viện Di truyền Y học – Gene Solutions phối hợp cùng Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tổ chức đã diễn ra vào lúc 14h00, ngày 28/09/2021 theo hình thức trực tuyến. Chương trình thu hút đông đảo gần 600 bác sĩ Sản khoa, nhân viên y tế và các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm tại các bệnh viện trên cả nước tham gia, hơn 4.600 lượt xem và 80 lượt share trên trang mạng xã hội facebook.

    Đặc biệt, buổi đào tạo có sự tham gia của những chuyên gia đầu ngành về Sản khoa và Di truyền học hiện nay:

    Chủ tọa:

    Thầy thuốc nhân dân – PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Trưởng Bộ môn Phụ Sản, ĐH Y Dược, ĐH Quốc Gia Hà Nội

    Báo cáo viên: 

    • TS.BS Đoàn Thị Kim Phượng – Phó trưởng BM Y Sinh học Di truyền, Đại học Y Hà Nội
    • TS. Nguyễn Hoài Nghĩa – Trưởng nhóm Di truyền, Trung tâm Y Sinh học phân tử, ĐH Y Dược TP.HCM; Viện Di truyền Y học
    • ThS.BS Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

    Trong buổi đào tạo này, các chuyên gia đã đề cập đến nhiều nội dung đáng quan tâm như: NIPT – Thực tế ứng dụng và xu thế; Người mang gen bệnh thể ẩn (carrier): Nhiều hơn chúng ta tưởng tượng; Tầm soát người mang gen bệnh Thalassemia thể ẩn: Xét nghiệm di truyền cho sàng lọc đầu tay. 

    Theo kết quả thống kê dân số Việt Nam năm 2017, mỗi năm nước ta có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 13 phút sẽ có một trẻ mắc dị tật bẩm sinh chào đời. Trong đó, có 2.200 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia, 15.000-30.000 trẻ bị thiếu men G6PD, 1.400-1.800 trẻ mắc hội chứng Down, 200-250 trẻ mắc hội chứng Edwards và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

    Để giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhiều năm qua, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn trong thăm khám tiền sản để sàng lọc dị tật di truyền trước sinh cho phụ nữ mang thai. Điển hình như quyết định 1807, Bộ đã chính thức đưa phương pháp xét nghiệm không xâm lấn NIPT vào quá trình sàng lọc dị tật thai nhi, tầm soát các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình chăm sóc thai kỳ của thai phụ. 

    Bên cạnh xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thai phụ nên sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 3 tháng đầu và giữa thai kỳ bệnh Thalassemia thể Alpha và Beta. Việc sàng lọc gen bệnh di truyền lặn cũng được các Hiệp hội sản phụ khoa uy tín trên thế giới khuyến nghị cho tất cả thai phụ.

    Kết thúc buổi hội thảo, tất cả học viên tham dự 80% thời lượng chương trình và đạt 70% bài post-test sẽ được Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cấp chứng chỉ CME.

    Hy vọng, với những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ trong buổi đào tạo, các học viên tham gia có thể ứng dụng vào quá trình chăm sóc sức khỏe thai phụ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và đạt mục tiêu của Bộ Y tế: Đến năm 2030, 70% thai phụ Việt Nam được tầm soát ít nhất 4 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất.

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền