“Thủ phạm” chính gây ung thư: Chín phần do lối sống mà ra

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Ung thư là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai thế giới, cướp đi mạng sống của khoảng 10 triệu người mỗi năm (WHO, 2020). Nhiều người không thể lý giải nguyên nhân mắc ung thư nên cho rằng đó là sự kém may mắn của số phận. 

    Sự biến đổi bất thường của gen và ung thư di truyền  

    Ung thư xảy ra khi các gen quan trọng trong tế bào bị biến đổi, hay còn gọi là đột biến gen. Các gen đó có thể giữ chức năng kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào, hoặc gen sửa chữa những DNA bị hư hỏng. Khi bị đột biến, chúng không còn thực hiện tốt chức năng vốn có, khiến tế bào tăng sinh không kiểm soát, dẫn tới hình thành khối u. 

    Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), có 2 dạng đột biến gen:

    • Đột biến mắc phải 

    Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh ung thư, xảy ra do tổn thương các gen trong một tế bào cụ thể. Các đột biến mắc phải chỉ xuất hiện trong một vài cơ quan nhất định, gây ra các bệnh ung thư mắc phải và không truyền từ cha mẹ sang con cái. 

    Các yếu tố gây ra đột biến mắc phải gồm:

    – Tác nhân vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa 

    – Tác nhân hóa học, như như amiăng, các thành phần của khói thuốc lá, rượu, aflatoxin (chất gây ô nhiễm thực phẩm), và asen (chất gây ô nhiễm nước uống)  

    – Tác nhân sinh học, như nhiễm trùng từ một số virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng 

    • Đột biến di truyền 

    Đột biến di truyền ít gặp hơn nhiều so với đột biến mắc phải.  

    Đột biến di truyền xuất hiện trong phôi thai, được sao chép đến toàn bộ tế bào của cơ thể và có thể di truyền lại cho thế hệ sau. Những người trong cùng một gia đình nếu mang cùng một loại đột biến di truyền gây ung thư thường có nguy cơ mắc chung một loại bệnh ung thư. 

    Chẳng hạn, đột biến di truyền trên 2 gen BRCA1 và BRCA2 đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ung thư vú và buồng trứng di truyền ở phụ nữ. Đột biến gen BRCA1 còn được biết đến với tên “gen Jolie”, sau khi diễn viên Angelina Jolie quyết định cắt ngực để giảm nguy cơ ung thư.  

    Nếu bạn mang gen BRCA hay bất cứ đột biến gen nào, đừng vội lo lắng mà hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn theo dõi và can thiệp khi cần thiết.  

    Ung thư do đột biến di truyền gọi là ung thư di truyền, chiếm khoảng 5 – 10% tổng số ca ung thư trên thế giới.

     

    Chỉ 5% – 10% số ca ung thư là do di truyền.  Ảnh: Shutterstock 

    Như vậy, có thể nói di truyền chỉ đóng góp 1 phần nguyên nhân gây ung thư. 9 phần còn lại nằm ở đâu? 

    Lối sống của người Việt: hội tụ nhiều yếu tố tăng nguy cơ ung thư 

    Các nhân tố làm tăng nguy cơ ung thư được chia thành 2 nhóm: nhóm không thể thay đổi được (di truyền, tuổi tác) và nhóm có thể thay đổi được (lối sống, môi trường).
    Theo một nghiên cứu tiến hành trong giai đoạn 2010 – 2019 vừa công bố tháng 8/2022 trên Tạp chí Y khoa Lancet, thì 44,4% ca tử vong do ung thư có nguyên nhân từ những yếu tố phòng ngừa được. Trong đó, 3 nguyên nhân hàng đầu là hút thuốc, lạm dụng rượu bia và thừa cân.


    Hút thuốc, uống rượu là 2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư.  Ảnh: Shutterstock 

    Cả 3 yếu tố này đều rất đáng lo ngại tại Việt Nam.  

    Hiện nước ta có khoảng 15,4 triệu người hút thuốc (14,8 triệu nam giới), chiếm  21,7% (2020) dân số. Dù giảm đôi chút so với 22,5% (2015)7, nước ta vẫn nằm trong top 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới8 

    Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam hiện xếp thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á tính theo bình quân đầu người. Trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia/người/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới (6,4 lít cồn nguyên chất)9. 

    Thể trạng của người Việt cũng đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy riêng năm 2020, tỷ lệ thừa, cân béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 202010. 

    Bên cạnh đó, Việt Nam còn nằm trong top 10 nước lười vận động nhất trên thế giới, và có ít nhất 30% người trưởng thành thiếu tập luyện thể thao, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA)11 

    Lối sống thiếu lành mạnh này có quan hệ nhân – quả chặt chẽ với xu hướng gia tăng ca mắc mới và tử vong do ung thư tại Việt Nam. Theo thống kê của GLOBOCAN, năm 2020, Việt Nam có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Trung bình cứ 100.000 người dân thì có 106 người tử vong vì ung thư và 159 người được chẩn đoán mắc mới ung thư. 

    Ngăn ngừa ung thư: khả năng trong tầm tay

    Trong mọi cuộc chiến với bệnh tật, ngay cả ung thư, may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể chủ động thay đổi thói quen để giảm nguy cơ mắc bệnh của bản thân và gia đình.   

    Lối sống lành mạnh, không hút thuốc (chủ động và thụ động), không lạm dụng thức uống có cồn, vận động và ăn uống điều độ, giữ cân nặng ở mức vừa phải… giúp ngăn ngừa gần một nửa khả năng tử vong do ung thư. Song song đó, thói quen tầm soát ung thư sẽ hỗ trợ ta phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, hiệu quả. Thói quen này rất hữu ích cho mọi người, và quan trọng sống còn đối với nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao, như người hút thuốc, nghiện rượu, béo phì…  

    Hiện nay, các phương pháp tầm soát ung thư ngày càng hiện đại và chính xác hơn. Trong đó, công nghệ SPOT-MAS* do Gene Solutions phát triển có thể tầm soát ung thư từ gen, giúp phát hiện sớm cùng lúc 5 loại ung thư, gồm vú, gan, phổi, đại-trực tràng, dạ dày trong một lần xét nghiệm máu. Với ưu điểm không xâm lấn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, SPOT-MAS giúp mọi người chủ động phòng chống ung thư mà không mất nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc**.  

    *Ứng dụng kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ 02 phát hiện bốn chỉ dấu phân tử đặc trưng của tế bào ung thư (ctDNA) phóng thích vào máu khác biệt với DNA của tế bào khoẻ mạnh và dự báo vị trí của khối u dựa trên dữ liệu máy học từ DNA khối u.

    **Phân tích này được khuyến nghị sử dụng cho người trưởng thành có nguy cơ ung thư cao, chẳng hạn như người từ 40 tuổi trở lên nhằm phát hiện dấu hiệu của tế bào ung thư và dự đoán vị trí của khối u trong cơ thể. Việc phân tích ctDNA không phát hiện tất cả các bệnh ung thư và nên được dùng bổ sung – chứ không thay thế – cho các tầm soát ung thư thường quy quan trọng được khuyến cáo hiện nay. Không phân tích cho phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân ung thư, không khuyến nghị cho người từ 21 tuổi trở xuống.

     

    Phát hiện sớm ung thư bằng công nghệ gen hiện đại. Ảnh: Gene Solutions 

    TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh nhận định: “Các phương pháp tầm soát hiện tại hoặc chỉ tầm soát đơn cơ quan, hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Với SPOT-MAS, chỉ cần lấy mẫu một lần, chúng ta có thể phát hiện nhiều loại ung thư và phát hiện ở giai đoạn sớm. Giá trị của phương pháp này được kỳ vọng tạo nên “cuộc cách mạng” trong tầm soát, phát hiện sớm ung thư”. 

    Với những thành tựu của y học hiện đại, ung thư không còn là chuyện “may nhờ rủi chịu”, mà ai cũng có thể chủ động phòng tránh. Giữ lối sống lành mạnh, năng động, tầm soát ung thư định kỳ chính là giải pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ mắc và tử vong do ung thư, thiết thực bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình. 

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền