Phối hợp với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC): Giải mã bộ gen người nhiễm nCoV

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Vì sao nCoV nhanh chóng “hạ gục” một số người bệnh, nhưng chỉ biểu hiện nhẹ, thậm chí không gây triệu chứng gì ở những người khác? Vì sao có những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, không có bệnh nền, vẫn có thể tiến triển nặng khi nhiễm nCoV (SARS-CoV-2)?

    Nguồn: VNA/VNS Photo

    Nhóm nghiên cứu tại Viện Di truyền Y học (MGI) nỗ lực khám phá “bí ẩn” đó thông qua chương trình giải mã bộ gen người Việt nhiễm nCoV, phối hợp với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC).

    Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh bộ gen của nhóm người đã/đang nhiễm nCoV nặng với bộ gen của những người bệnh nhẹ. Các nghiên cứu mới nhất trên thế giới cho thấy yếu tố gen người góp phần vào khả năng lây lan cực kỳ cao của nCoV, cũng như một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân tiến triển rất nặng. Nhưng để biết đích xác câu trả lời cho người Việt, cần có đề tài khảo sát riêng trên quần thể người Việt.

    Giải mã hệ gen người nhiễm nCoV tại Viện Di truyền Y học.

    Áp dụng kỹ thuật giải trình tự toàn bộ gen WGS (whole genome sequencing), nhóm nghiên cứu tại MGI mong muốn tìm ra điểm khác biệt về di truyền giữa các bệnh nhân người Việt, xác định gen nào trong 20.000 gen sẽ quyết định mức độ nhạy cảm của cơ thể trước sự tấn công của virus; từ đó, tìm ra nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về mẫn cảm đối với nCov giữa các cá nhân, tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân khi bị nhiễm; giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả.

    Việc nghiên cứu bộ gen của người bệnh nCoV đang được thực hiện với sự nỗ lực của cộng đồng khoa học quốc tế (COVID-19 Host Genetics Initiative) nhằm chia sẻ và phân tích dữ liệu, xác định mức độ biểu hiện bệnh và biến chứng nghiêm trọng của từng người.

    Tài liệu tham khảo:
    1. Andrea Ganna; et al; (2020). “The COVID-19 Host Genetics Initiative, a global initiative to elucidate the role of host genetic factors in susceptibility and severity of the SARS-CoV-2 virus pandemic”. European Journal of Human Genetics. 28:715–718

    1. Catherine Gebhard, Vera Regitz-Zagrosek Hannelore K. Neuhauser, Rosemary Morgan8 and Sabra L. Klein; (2020). “Impact of sex and gender on COVID-19 outcomes in Europe”. Biology of Sex Differences; 11:29.
    2. David Ellinghaus, Frauke Degenhardt, Luis Bujanda, et al. (2020). “GWAS of Severe COVID-19 With Respiratory Failure”. DOI: 10.1056/NEJMoa2020283.
    3. Michael F. Murray; et al; (2020); “Covid-19 outcomes and the human genome”. Genetics in medicine. 22:1175-1177.
    4. Krystyna Taylor, Sayoni Das, Matthew Pearson, James Kozubek, Marcin Pawlowski, Claus Erik Jensen, Zbigniew Skowron, Gert Lykke Møller, Mark Strivens, Steve Gardner; (2020). “Analysis of Genetic Host Response Risk Factors in Severe COVID-19 Patients”; https://doi.org/10.1101/2020.06.17.20134015.
    5. Takehiro Takahashi1; et al; (2020); “Sex differences in immune responses to SARS-CoV-2 that underlie disease outcomes”. https://doi.org/10.1101/2020.06.06.20123414.
    6. Yuan Hou, Junfei Zhao, William Martin, Asha Kallianpur, Mina K. Chung, Lara Jehi, Nima Sharifi, Serpil Erzurum, Charis Eng and Feixiong Cheng. (2020). “New insights into genetic susceptibility of COVID-19: an ACE2 and TMPRSS2 polymorphism analysis”. BMC Medicine. 18:216

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền