Việc chủ động tầm soát ung thư vú bằng phương pháp xét nghiệm gen, siêu âm, chụp X-quang… giúp phát hiện sớm ung thư vú, điều trị kịp thời.
Cuộc sống bận rộn khiến một bộ phận phụ nữ Việt vô tình bỏ quên bản thân. Trong phim ngắn do Gene Solutions thực hiện, nhiều chị em cho biết, họ dành thời gian để tập thể dục, làm đẹp, đọc sách, nghe nhạc, theo đuổi sở thích cá nhân nhưng xao nhãng việc khám sức khỏe định kỳ.Trong khi đó, các chuyên gia khuyến cáo, chủ động tầm soát soát nguy cơ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng khả năng chữa khỏi.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư vú. Cụ thể là lối sống, môi trường, tuổi tác, di truyền, tức thừa hưởng “gen xấu” từ gia đình. Thống kê cho thấy, nếu một người có mang đột biến gen gây bệnh, nguy cơ phát triển ung thư vú của họ sẽ cao gấp nhiều lần so với người không mang đột biến gen di truyền. Cụ thể, một phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh đến 87% so với thông thường. Vì vậy, chủ động giải mã gen xác định 2 đột biến gen sẽ giúp phụ nữ xác định mình có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Kiểm tra vú để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng rõ ràng được gọi là tầm soát ung thư vú. Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm bệnh sử dụng phổ biến hiện nay:
Tự khám vú từ 25 tuổi trở đi
Nhằm phát hiện sớm những bất thường chưa rõ nguyên nhân xuất hiện ở vú, chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ nên tự khám vú định kỳ mỗi tháng, vào một ngày cố định, thường thì ngày kinh thứ 7-10. Đây là lúc vú mềm nhất, dễ sờ và phát hiện các thay đổi bất thường. Việc tự khám vú là tốt, nhưng vẫn chưa đủ, phải đến gặp chuyên gia y tế để khám chuyên sâu.
Chụp X-quang tuyến vú
Phương pháp có từ lâu đời, được sử dụng thường xuyên. Bác sĩ sử dụng các chùm tia X (chuyên biệt chụp mô tuyến vú có cường độ thấp và bước sóng dài hơn) chiếu xuyên qua vú để ghi lại hình ảnh của tuyến vú lên phim. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tiến hành chụp X-quang định kỳ mỗi năm một lần để tầm soát bệnh. Trường hợp đang trong kỳ kinh hay các ngày gần ngày kinh nguyệt sẽ không thực hiện cách này do nồng độ hormone nội tiết tố nữ tăng cao khiến tuyến vú căng tức hơn bình thường. Nếu chụp vào thời điểm này dễ gây nhầm lẫn các tổn thương trên phim, tăng cảm giác khó chịu cho người chụp.
Siêu âm tuyến vú
Phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp chuyên gia xác định các bất thường trong vú, giúp phát hiện những trường hợp ung thư giai đoạn sớm. Khi sử dụng phối hợp với chụp X-quang tuyến vú, siêu âm làm tăng độ nhạy của việc sàng lọc.
Chụp MRI
Chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện ung thư, một số bất thường khác ở tuyến vú có độ chính xác cao. Hình ảnh được hiển thị trên máy tính để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.
Xét nghiệm máu
Phương pháp nhằm xác định các chất (marker) trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.
Xét nghiệm gen
Các chuyên gia Gene Solutions khuyến cáo, thay vì đợi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ ung thư rồi mới hành động, nhóm phụ nữ có nguy cơ tiềm ẩn như: người thân trực hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh, chị, em, con cái) mắc ung thư; nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư hoặc gia đình có người mắc ung thư khi dưới 45 tuổi; gia đình có người mắc nhiều loại ung thư, lo lắng về nguy cơ di truyền ung thư trong gia đình có thể giải mã gen sớm. Các chuyên gia di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch phòng ngừa chủ động, điều chỉnh lối sống kịp thời, hạn chế cơ hội phát triển của ung thư vú.
Nếu kết quả là dương tính thì đồng nghĩa với việc người thực hiện có nguy cơ mắc ung thư di truyền, cần nhanh chóng lên kế hoạch phòng ngừa chủ động bằng cách thay đổi lối sống, quản lý sức khỏe sát sao hơn. Với trường hợp đang mắc ung thư di truyền, kết quả xét nghiệm có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị và theo dõi bệnh.
Ngược lại, nếu kết quả âm tính thì người thực hiện xét nghiệm không có nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên nhóm này vẫn cần quan tâm, tầm soát sức khỏe theo khuyến cáo, sống lành mạnh để ngăn ngừa ung thư do yếu tố môi trường hay lối sống.
Tầm soát ung thư vú sớm bằng giải pháp gen hiện đại được hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ, Mạng lưới Ung thư Quốc gia Mỹ, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo cho đối tượng phụ nữ cần tầm soát. Mới đây, quyết định 1639/QĐ-BYT của Bộ Y tế cũng nêu rõ việc phát hiện đột biến gen BRCA1/BRCA2 là cơ sở cho sàng lọc ung thư vú từ tuổi 30 nhằm có chiến lược phát hiện sớm, điều trị hiệu quả.
Báo cáo của Globocan năm 2020 cho thấy, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. May mắn, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Phân tích của Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) chỉ ra rằng, phát hiện sớm ung thư vú, điều trị kịp thời có thể giúp tăng tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 99%.
Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ gen vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Gene Solutions ra mắt 2 gói giải mã gen: PinkCare, oncoSure. Công nghệ giúp tầm soát nguy cơ mắc ung thư vú di truyền ở phụ nữ bằng cách phát hiện các đột biến của gen chính yếu đã được xác định là làm tăng nguy cơ phát triển ung thư như BRCA1, BRCA2. Đặc biệt, nếu kết quả giải mã gen là dương tính – có mang đột biến gen gây bệnh, người thực hiện sẽ được giải mã gen miễn phí cho 3 người thân cùng huyết thống để tầm soát nguy cơ di truyền gen bệnh trong gia đình. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia di truyền của Gene Solutions luôn đồng hành, miễn phí tư vấn trước, sau khi thực hiện, giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa, giá trị của kết quả giải mã gen. |
Nguồn: Báo VnExpress