Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thuộc nhóm cao trên thế giới, với xu hướng ngày một trẻ hóa.
Trẻ hoá độ tuổi ung thư – một hiện tượng toàn cầu
Theo ghi nhận từ Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), không ít bệnh nhân ung thư gan, phổi, vú, đại-trực tràng, dạ dày… được phát hiện ở lứa tuổi 30, thậm chí 20 – thay vì ngoài 40, 50 như trước1 .
Ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Nguồn: Shutterstock
Hiện tượng trẻ hoá độ tuổi bệnh nhân ung thư không chỉ xảy ra ở nước ta.
Nghiên cứu “Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ở các nước châu Á: Phân tích xu hướng” do nhóm các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành trên dữ liệu ung thư năm 2020 cho thấy: tỷ lệ nam giới dưới 40 tuổi mắc ung thư đang có xu hướng tăng ở Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc. Tỷ lệ phụ nữ dưới 40 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư cũng tăng lên tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hong Kong2 .
Châu Âu cũng chứng kiến hiện tượng trẻ hoá ở bệnh nhân ung thư. Cụ thể, trong giai đoạn 2004 – 2016, tỷ lệ bệnh nhân ung thư trong độ tuổi 20 – 29 tăng 7,9% mỗi năm. Tỷ lệ tăng tương ứng ở nhóm 30 – 39 tuổi là 4,9%.
27/29 nghiên cứu tỷ lệ mắc ung thư đại-trực tràng ở Bắc Mỹ cho thấy sự gia tăng đáng kể ở lứa tuổi dưới 50 ở cả nam lẫn nữ. Đặc biệt, tại Canada, tỷ lệ người mắc ung thư dưới 30 tuổi đã tăng 6 – 7%3.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, số người trong độ tuổi 15 – 39 được chẩn đoán mắc ung thư thận, tuyến giáp, tử cung, đại-trực tràng… có xu hướng gia tăng4.
Nghiên cứu của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ (Mỹ) cũng kết luận ngày càng có nhiều người dưới 50 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư vú, ruột, gan, thận, tuyến tuỵ, thực quản… Đây là một hiện tượng toàn cầu, diễn ra mạnh mẽ từ khoảng năm 19905.
Đâu là nguyên nhân?6
GS.TS. Bệnh lý học Shuji Ogino (Bệnh viện Brigham và Phụ nữ) chia sẻ: “Dữ liệu nghiên cứu cho thấy thế hệ sau có nguy cơ mắc ung thư cao hơn thế hệ trước – có thể do các yếu tố rủi ro mà họ tiếp xúc khi còn trẻ).
Nguy cơ ung thư đang tăng lên theo từng thế hệ. Ví dụ, những người sinh năm 1960 có nguy cơ mắc ung thư khi bước sang tuổi 50 cao hơn so với những người sinh năm 1950. Và chúng tôi dự đoán rằng mức độ rủi ro này sẽ tiếp tục tăng cao trong các thế hệ kế tiếp”.
TS. Tomotaka Ugai, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết thêm: “Những yếu tố nguy hại đối với người trẻ có thể gồm chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, lối sống và ô nhiễm môi trường. Những yếu tố này đã thay đổi mạnh mẽ trong vài thập kỷ gần đây, nên các nhà khoa học gợi ý rằng “lối sống phương Tây” là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư”.
Nguy cơ ung thư tiềm tàng từ những thói quen xấu. Nguồn: Shutterstock
Uống rượu, hút thuốc, thừa cân, ăn thực phẩm chế biến sẵn và thiếu ngủ đều là những nguy cơ tiềm tàng. Chúng lại là thói quen của số đông người trẻ khắp hành tinh.
TS. Karen Knudsen, CEO của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho biết: béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, tử cung và đại-trực tràng ở mọi lứa tuổi – nhất là thanh niên.
Ung thư ở người trẻ thường nguy hiểm hơn vì họ chủ quan, cho rằng mình khoẻ mạnh mà ít chú ý thăm khám thường xuyên.
Tuy nhiên, bà Knudsen vẫn tìm thấy khía cạnh lạc quan của vấn đề: “Điều tuyệt vời rút ra từ dữ liệu này là chúng ta có khả năng ngăn ngừa ung thư thông qua lối sống lành mạnh”.
Xu hướng “ngược chiều” và giải pháp cho Việt Nam
Theo Globocan 2020, tỷ lệ bệnh nhân ung thư của Việt nam tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận năm 2018. Trong khi tỷ lệ tử vong do ung thư tại nhiều quốc gia trên thế giới đang giảm, tỷ lệ này của Việt Nam lại có xu hướng tăng7 . Theo nghiên cứu EIU đăng trên Sáng kiến Ung thư Thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao hàng đầu châu Á, trên 70%.
Nguyên nhân là do 80% bệnh nhân ung thư tại Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi các phương pháp điều trị khó phát huy hiệu quả.
Muốn giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư, chúng ta cần tuân thủ lối sống lành mạnh, hạn chế các yếu tố nguy cơ, đồng thời tầm soát ung thư thường xuyên để đảm bảo phát hiện bệnh kịp thời. Tầm soát ung thư nên trở thành thói quan của mọi người, chứ không chỉ những người trên 40 hay 50 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng khoa Khám bệnh Theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định: “Cho đến thời điểm hiện nay, chìa khóa trong cuộc chiến chống ung thư là phát hiện sớm. Chúng ta càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh ung thư càng cao“.
Công nghệ gene giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư. Nguồn: Gene Solutions
Công nghệ SPOT-MAS* do Gene Solutions giúp phát hiện cùng lúc 5 loại ung thư (gan, phổi, vú, đại-trực tràng và dạ dày) trước khi xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng đầu tiên. Cho kết quả chính xác, không xâm lấn, chỉ cần lấy 10ml máu, rất đơn giản và nhanh chóng, SPOT-MAS trở thành sự hỗ trợ hữu ích cho các phương pháp xét nghiệm truyền thống**, xua tan ngại ngần của người dân khi thăm khám định kỳ.
*Ứng dụng kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ 02 phát hiện bốn chỉ dấu phân tử đặc trưng của tế bào ung thư (ctDNA) phóng thích vào máu khác biệt với DNA của tế bào khoẻ mạnh và dự báo vị trí của khối u dựa trên dữ liệu máy học từ DNA khối u.
**Phân tích này được khuyến nghị sử dụng cho người trưởng thành có nguy cơ ung thư cao, chẳng hạn như người từ 40 tuổi trở lên nhằm phát hiện dấu hiệu của tế bào ung thư và dự đoán vị trí của khối u trong cơ thể. Việc phân tích ctDNA không phát hiện tất cả các bệnh ung thư và nên được dùng bổ sung – chứ không thay thế – cho các tầm soát ung thư thường quy quan trọng được khuyến cáo hiện nay. Không phân tích cho phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân ung thư, không khuyến nghị cho người từ 21 tuổi trở xuống.
“Giá trị của phương pháp này được kỳ vọng tạo nên “cuộc cách mạng” trong tầm soát, phát hiện sớm ung thư” – BS Thịnh kết luận.
Lối sống lành mạnh và tầm soát ung thư định kỳ là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ở Việt Nam. Những thói quen này cần rèn luyện thực hành từ độ tuổi thanh thiếu niên, chứ không đợi đến lúc già hay phát bệnh mới cuống cuồng thay đổi.