Search

Hội chứng Cornelia de Lange

Hội chứng Cornelia de Lange là gì?

Hội chứng Cornelia de Lange (CdLS) được bác sĩ Nhi khoa người Hà Lan – Cornelia de Lange báo cáo vào năm 1933 ở hai bệnh nhi. Trẻ bị đột biến gen bẩm sinh dẫn đến hội chứng này thường có biểu hiện rõ rệt như chậm tăng trưởng và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, không có ngón tay hoặc tay và tim bị biến dạng.
Tỷ lệ mắc hội chứng Cornelia de Lange khoảng 1/10.000 đến 1/30.000 trẻ sơ sinh. Nhiều anh chị em bị ảnh hưởng đã được báo cáo ở một số gia đình. Người ta ước tính rằng có tỷ lệ tái phát 1-2% trong các gia đình bị ảnh hưởng.

Hội chứng Cornelia de Lange 1

Các triệu chứng ở đầu mặt, tay ở trẻ mắc hội chứng Cornelia de Lange (Nguồn: Health Jade)

Nguyên nhân hội chứng Cornelia de Lange

Đột biến ở ít nhất 5 gen NIPBL, RAD21, SMC3, HDAC8 và SMC1A được ghi nhận gây ra hội chứng này. Trong đó, đột biến gen NIPBL chiếm hơn 50% trường hợp. Gen NIPBL nằm trên nhiễm sắc thể số 5, cung cấp hướng dẫn tạo ra một loại protein chịu trách nhiệm phát triển tay, chân, mặt và các cơ quan khác.
Các gen HDAC8 (trên nhiễm sắc thể X) và SMC1A (trên nhiễm sắc thể X) được tìm thấy trên một trong các nhiễm sắc thể giới tính, đặc biệt là nhiễm sắc thể X.
Trong khi đó, các gen RAD21 (trên nhiễm sắc thể số 8) và SMC3 (trên nhiễm sắc thể 10) cũng xảy ra trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể không giới tính, tỷ lệ lần lượt khoảng.  Tỷ lệ ghi nhận lần lượt là SMC1A 5%; SMC3 5%; HDAC8 5%; RAD21 dưới 1%. Chỉ cần một bản sao của các gen đột biến là có thể gây ra rối loạn và gây ra hội chứng này. Các đột biến gen SMC1A, RAD21 và SMC3 gây ra các và triệu chứng nhẹ hơn các biến thể gen NIPBL.
Trẻ mắc hội chứng Cornelia de Lange có thể di truyền đột biến các gen này từ cha mẹ. Đáng chú ý hơn, đột biến mới (de novo) xảy ra lẻ tẻ (tức không có tiền sử gia đình) chiếm phần lớn trường hợp. Các đột biến mới xảy ra ngẫu nhiên nên rất khó nhận biết.
Ngoài các đột biến này, có khoảng 15% trường hợp mắc bệnh không xác định rõ nguyên nhân.

Triệu chứng hội chứng Cornelia de Lange

– Thiểu năng trí tuệ từ trung bình đến nặng.
– Mắc chứng tự kỷ (các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, có thể kèm theo khuyết tật trí tuệ).
– Chỉ số IQ dao động từ dưới 30 đến 102.
– Bất thường ở bàn tay, cánh tay và ngón tay.
– Khuôn mặt bất thường.
– Đầu nhỏ.
– Lông mày cong thường gặp nhau ở giữa.
– Sống mũi ngắn, chóp mũi hếch, lỗ mũi hướng ra ngoài.
– Lông trên cơ thể rậm.
– Chậm tăng trưởng và phát triển từ trong bào thai và khi sinh ra, trưởng thành, khiến tầm vóc thấp bé.
– Co giật.
– Hở hàm ếch.
– Dị tật tim.
– Cơ quan sinh dục kém phát triển.
– Tinh hoàn ẩn.
– Mất thính lực.
– Rụng tóc nhiều.
– Cận thị.
– Răng bất thường.
– Có các vấn đề về tiêu hóa.
– Khuyết tật vách ngăn tim.
Theo Thư viện Y khoa Mỹ, tỷ lệ các triệu chứng ở người mắc hội chứng này như sau:

 

Triệu chứng

% số người có tính năng

Bình luận

Lông mày mọc liền nhau

98%

Đặc điểm điển hình

Khó khăn khi ăn

>95%

Chậm tăng trưởng

>95%

Có thể được ghi nhận trước khi sinh

Khuyết tật trí tuệ

>95%

Nặng với bệnh nhân thể điển hình

Tay chân nhỏ

>90%

Bệnh đầu nhỏ

>90%

Lông mi dài

>90%

Viền môi trên mỏng màu đỏ son

>90%

Khóe miệng cong xuống

>90%

Vấn đề nha khoa

>90%

Răng thứ cấp chậm mọc, răng nhỏ hoặc không có, mọc sai vị trí, chen chúc, sâu răng do trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nha chu và nghiến răng

Chứng rậm lông

>80%

Liên quan đến mặt, tai, lưng và cánh tay

Mất thính lực

80%

>40% trường hợp mất thính lực trầm trọng, mặc dù tình trạng mất thính lực có thể cải thiện theo thời gian.

Đầu nhỏ

80%

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

75%

Tắc nghẽn ống lệ mũi (tắc lệ đạo)

70%

Sụp mí mắt

60%

Marmorata (mảng màu xanh tím dạng lưới ở da)

60%

Tự gây thương tích cho bản thân

56%

Khó ngủ

50%

Gai xương hàm dưới

42%

Vẹo cột sống

33%

Vòm miệng cao và cong, bị sứt môi

30%

Dị tật tim bẩm sinh

30%

Phổ biến nhất là hẹp động mạch phổi hoặc nhánh động mạch phổi, thông liên thất, thông liên nhĩ.

Co giật

25%

Thiểu ngón

25%

Hội chứng Cornelia de Lange 3

Hội chứng Cornelia de Lange khiến trẻ chậm phát triển chiều cao (Nguồn: Freepik)

Chẩn đoán hội chứng Cornelia de Lange

Xét nghiệm tìm các đột biến trên gen NIPBL, RAD21, SMC3, HDAC8 và SMC1A có ý nghĩa chẩn đoán hội chứng này.
Các phương pháp chẩn đoán bằng xét nghiệm, hình ảnh có thể sử dụng để phát hiện đa bất thường ở nhiều cơ quan.
– Chụp X-quang.
– Chụp MRI.
– Kiểm tra chức năng tim.
– Kiểm tra chứng năng tai.
– Hình ảnh siêu âm thai nhi cũng có thể chẩn đoán.
Chẩn đoán tình trạng này có thể khó khăn hơn nếu các triệu chứng của trẻ ở mức độ nhẹ.

Điều trị hội chứng Cornelia de Lange

Các triệu chứng về tai có thể điều trị bằng phẫu thuật, cấy ốc tai điện tử để tăng khả năng nghe.
Phẫu thuật có thể thực hiện khi bệnh nhi có bất thường về xương, các vấn đề về dạ dày, ruột, dị tật tim, hở hàm ếch, tinh hoàn ẩn.
Dị tật ở tay chân có thể điều trị để cải thiện. Vật lý trị liệu cũng có thể được sử dụng phù hợp tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Bác sĩ có thể kê thuốc cho bệnh nhân khi bị động kinh.
Trị liệu ngôn ngữ nếu trẻ có các bất thường về giao tiếp, thiểu năng trí tuệ.
Nếu trẻ gặp các bất thường về đường tiêu hóa gây trào ngược dạ dày thực quản sẽ được điều trị bằng thuốc và được khuyến khích xây dựng lối sống lành mạnh. Nhiều bệnh nhi có thể gặp tình trạng nôn ói dữ dội.
Sự phối hợp điều trị của các bác sĩ đa chuyên khoa khi phát hiện trẻ mắc bệnh từ sớm có thể cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể có tuổi thọ bình thường nếu không gặp các vấn đề nghiêm trọng về tim, phổi, đường ruột.

Tư vấn di truyền

Hội chứng Cornelia de Lange hầu hết các trường hợp do gen trội là đột biến mới (Denovo). Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
Để đề phòng khả năng lặp lại ở con lần sau có thể thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm xét nghiệm phôi tiền làm tổ: IVF-PGT. Trường hợp không thực hiện IVF-PGT, khi mang thai lần sau nên thực hiện xét nghiệm NIPT sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh hội chứng Cornelia de Lange kèm siêu âm chi tiết khi thai đủ tuần và chú ý các đặc điểm của hội chứng Cornelia de Lange trên siêu âm.

Tầm soát hội chứng Cornelia de Lange

Hiện vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa hội chứng Cornelia de Lange. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai  nên tư vấn và xét nghiệm di truyền nhằm đảm bảo sinh con khỏe mạnh, nhất là khi người cha lớn tuổi. Bởi các nghiên cứu ghi nhận đột biến mới (de novo) xảy ra trong quá trình tạo phôi tăng tỷ lệ thuận theo số tuổi của người cha.
Tại Việt Nam, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions là đơn vị đầu tiên phát triển thành công xét nghiệm triSure Procare sàng lọc toàn diện các bất thường di truyền phổ biến: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai (trong đó có hội chứng Cornelia de Lange), 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ. Đây là bước tiến mới trong việc ứng dụng xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT tại Việt Nam.

Hội chứng Cornelia de Lange 5

Xét nghiệm triSure Procare sàng lọc toàn diện các bất thường di truyền ở thai

Xét nghiệm này dành cho các đối tượng như sau:
– Thai phụ muốn sàng lọc toàn diện cho con.
– Thai phụ có chồng trên 40 tuổi.
– Siêu âm bất thường (theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa như độ mờ da gáy tăng trong quý 1 thai kỳ…).
– Tiền căn gia đình mắc bệnh di truyền trong các gen được khảo sát​.
Điểm nổi bật của triSure Procare là tích hợp 4 xét nghiệm gen trong 1 và chỉ cần một lần lấy mẫu máu duy nhất từ khi thai tròn 9 tuần, mang đến sự tiện lợi tối đa cho thai phụ. triSure Procare sử dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới NGS với độ phủ sâu (ultra deep sequencing) để phát hiện đột biến gen trên DNA ngoại bào của thai nhi. Kỹ thuật này được phát triển dựa trên dữ liệu gen người Việt, cho độ chính xác vượt trội với độ nhạy là 96.7% và độ đặc hiệu là >99%. Độ chính xác và quy trình thực hiện của xét nghiệm đã được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học và vừa được công bố trên Tạp chí Y học Việt Nam thuộc Tổng hội Y học Việt Nam, tập 513, số 1 – tháng 4.2022, trang 99-104.
Lợi ích khi can thiệp sớm là bác sĩ có thể tư vấn cho thai phụ cách quản lý thai kỳ tốt hơn cũng như can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả cho trẻ sau sinh.

Nguồn tham khảo:
1. Boston Childrens Hospital, Cornelia de Lange Syndrome. Retrieved from  

https://www.childrenshospital.org/conditions/cornelia-de-lange-syndrome 
2. The Cerebra Centre for Neurodevelopmental Disorders School of Psychology University of Birmingham, History and Prevalence of Cornelia de Lange Syndrome. Retrieved from   

 https://www.findresources.co.uk/the-syndromes/cornelia-de-lange/history-prevalence
3. National Library of Medicine, Cornelia de Lange Syndrome. Retrieved from 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK1104/
4. National Organization for Rare Disorders, Cornelia de Lange Syndrome. Retrieved from 

https://rarediseases.org/rare-diseases/cornelia-de-lange-syndrome/
5. Cleveland Clinic, Cornelia de Lange Syndrome. Retrieved from 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/25127-cornelia-de-lange-syndrome
6. Health Jade, Cornelia de Lange syndrome. Retrieved from 

https://healthjade.net/cornelia-de-lange-syndrome/

 

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Slide 1 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 2 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 3 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội dung bài viết

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !