Ngày 21/4, Gene Solutions phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật ứng dụng di truyền học trong phòng chống ung thư”, đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các chuyên gia, bác sĩ tham dự chương trình.
Quy mô chương trình
Chương trình diễn ra tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, kết hợp với phiên trực tuyến kết nối các đầu cầu y tế trên toàn quốc, thu hút hơn 600 chuyên gia, bác sĩ, và nhân viên y tế từ các bệnh viện và cơ sở y tế khắp cả nước tham gia. Sau sự kiện, các nhân viên y tế tham dự sẽ nhận chứng chỉ Đào tạo Y khoa liên tục (CME), do Gene Solutions và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phối hợp cấp.

Hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực di truyền học và ung thư, bao gồm PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh, TS. Trần Lê Sơn, và BS Nguyễn Lưu Hồng Đăng. Những bài báo cáo chuyên sâu đã mang đến nhiều góc nhìn mới mẻ hơn trong thực tiễn lâm sàng cho các chuyên gia, bác sĩ tham dự.
PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương: “Tầm soát ung thư chủ động: Hướng đến y học dự phòng và phát hiện sớm”
Trong buổi hội thảo, PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu tại Bệnh viện Bạch Mai, đã chia sẻ về tầm quan trọng của tầm soát ung thư chủ động trong công tác y học dự phòng. PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương nhấn mạnh việc áp dụng các phương pháp tầm soát sớm là yếu tố quyết định để phát hiện ung thư trong giai đoạn sớm, khi bệnh vẫn có thể điều trị hiệu quả.
PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương cũng cho biết, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm soát ung thư và phát triển các công nghệ xét nghiệm tiên tiến là chìa khóa để thực hiện mục tiêu này. Bài thuyết trình cũng đã làm nổi bật những chương trình tầm soát ung thư trong cộng đồng và các số liệu chứng minh rằng phát hiện bệnh sớm có thể nâng cao tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
Một số hình ảnh của PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu tại Bệnh viện Bạch Mai tại chương trình
PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh: “Vai trò của tư vấn di truyền trong tầm soát ung thư”
Một báo cáo khác không kém phần quan trọng là của PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Y Sinh học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội. Trong bài thuyết trình “Vai trò của tư vấn di truyền trong tầm soát ung thư”, PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh đã giải thích tầm quan trọng của việc tư vấn di truyền cho những người có nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt đối với các gia đình có tiền sử ung thư. PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh chia sẻ rằng, thông qua việc xác định các đột biến gen và các yếu tố di truyền, việc tư vấn di truyền không chỉ giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh sớm mà còn hỗ trợ bệnh nhân trong việc quyết định phương pháp phòng ngừa phù hợp.
PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh cũng cho biết rằng tư vấn di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc cá thể hóa các phương pháp tầm soát ung thư, giúp bác sĩ đưa ra các phương án tầm soát phù hợp với từng bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao do di truyền.
Một số hình ảnh của PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Y Sinh học – Di truyền, Đại học Y Hà Nội tại chương trình
ThS. Trần Lê Sơn: “Công nghệ gen & trí tuệ nhân tạo (AI) trong tầm soát”
ThS. Trần Lê Sơn, đại diện từ Gene Solutions, đã có một bài thuyết trình hấp dẫn về “Công nghệ gen & trí tuệ nhân tạo (AI) – bước tiến mới trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư”. Trong bài trình bày, ThS. Trần Lê Sơn đã giới thiệu chi tiết về nghiên cứu K-DETEK, đặc biệt nhấn mạnh các chỉ số quan trọng như tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả, độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm SPOT-MAS. Đây là xét nghiệm sử dụng mẫu máu để phát hiện DNA của tế bào ung thư lưu hành (ctDNA), kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm xác định chính xác vị trí khối u, mở ra những cơ hội lớn trong việc phát hiện ung thư sớm.
Một số hình ảnh của ThS. Trần Lê Sơn tại chương trình
BS Nguyễn Lưu Hồng Đăng: “Ứng dụng ctDNA trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư”
Bên cạnh ThS. Trần Lê Sơn, BS Nguyễn Lưu Hồng Đăng, cũng đã trình bày về ứng dụng của xét nghiệm ctDNA trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư. Bài báo cáo của BS Nguyễn Lưu Hồng Đăng cũng chia sẻ thêm những kết quả ấn tượng về độ nhạy và độ chính xác của xét nghiệm SPOT-MAS, so với các phương pháp xét nghiệm tương tự trên thế giới. Những kết quả này cho thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi của xét nghiệm này trong lâm sàng, đặc biệt là trong việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Một số hình ảnh của BS Nguyễn Lưu Hồng Đăng tại chương trình
Những hình ảnh khác tại chương trình:

Lời cảm ơn
Gene Solutions xin chân thành cảm ơn các bác sĩ, chuyên gia và đơn vị y tế đã tham gia và đóng góp vào thành công của hội thảo. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.BS Lương Thị Lan Anh và PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương đã tạo nên không khí sôi nổi và bổ ích cho chương trình.
Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin và kiến thức được chia sẻ tại hội thảo sẽ giúp các bác sĩ và chuyên gia y tế ứng dụng hiệu quả hơn trong công tác lâm sàng, nâng cao chất lượng công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin hoặc giải đáp thắc mắc về việc cấp chứng chỉ CME, các chuyên gia, bác sĩ vui lòng liên hệ với Gene Solutions qua Fanpage hoặc Hotline 0287 101 8688.