TS.BS Nguyễn Hữu Phúc: Tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, số ca mắc mới và tử vong đều có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tầm soát để phát hiện sớm chính là chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến này, TS.BS Nguyễn Hữu Phúc nhấn mạnh. 

    Nhằm góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bệnh ung thư cũng như vai trò của tầm soát định kỳ đối với hiệu quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân, Gene Solutions phối hợp cùng VnExpress tổ chức buổi Tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư”. Tham dự chương trình có TS.BS Nguyễn Hữu Phúc – Phó trưởng Bộ môn Ung thư, ĐH Y Dược TP.HCM, TS. Trần Lê Sơn – Viện Di truyền Y học – Gene Solutions và nhà thơ – nhà báo Khánh Chi, người đã vượt qua căn bệnh ung thư vú.

    Tọa đàm trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư”

    Tác nhân gây ung thư

    Theo thông tin từ chương trình, 5 bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là ung thư phổi, gan, vú, dạ dày và đại-trực tràng. Xét riêng từng giới, ung thư gan và phổi phổ biến nhất đối với nam, còn ung thư vú thường gặp nhất ở phái nữ.

    TS.BS Nguyễn Hữu Phúc cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân gây ung thư: yếu tố từ môi trường và yếu tố nội tại bên trong cơ thể.

    * Yếu tố từ môi trường gồm 3 loại: tác nhân vật lý, tác nhân hoá học và tác nhân sinh học.

    – Tác nhân vật lý: bức xạ cực tím, bức xạ ion hoá
    – Tác nhân hoá học: thuốc lá, các chất gây ung thư chứa trong chất bảo quản, thực phẩm chế biến, muối chua…
    – Tác nhân sinh học: một số loại virus cũng liên quan đến bệnh ung thư.

    * Yếu tố nội tại: đột biến gen liên quan đến di truyền. Nếu tiền căn gia đình có bệnh nhân ung thư thì nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư buồng trứng, đại-trực tràng cũng tăng lên. Phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 và BRCA2 thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú.

    Những người bị viêm mạn tính kéo dài cũng có nguy cơ ung thư cao, do tình trạng viêm nhiễm thúc đẩy cơ thể sửa chữa nhiều lần, dễ dẫn đến sai lệch, gây ra tình trạng đột biến. Người thừa cân, béo phì cũng dễ mắc ung thư cao hơn người bình thường.

    Ngoài ra, người trên 40 tuổi cũng có nguy cơ mắc ung thư cao, do cơ thể tiếp xúc với các chất sinh ung trong môi trường suốt thời gian dài.

    Cách phòng chống ung thư hữu hiệu nhất

    BS. Phúc khẳng định: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân trước bệnh ung thư là ngăn ngừa, bằng cách sống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư. Nếu có thể, hãy chủ động tiêm vaccine phòng ung thư – chẳng hạn phụ nữ nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung.

    Quan trọng nhất là mỗi người cần hình thành thói quen khám sức khoẻ, tầm soát ung thư định kỳ, nhằm phát hiện kịp thời, tối đa hoá hiệu quả điều trị. Đặc biệt, nếu gia đình có thành viên mắc ung thư thì chúng ta càng nên quan tâm sức khoẻ, thăm khám thường xuyên. Chẳng hạn, nếu người thân mắc ung thư đại-trực tràng vào năm 50 tuổi, thì các thành viên còn lại nên tầm soát ung thư đại-trực tràng từ năm 40 tuổi.

    TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Phó Trưởng bộ môn Ung thư ĐH Y Dược TPHCM chia sẻ trong tọa đàm “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” (phải)

    TS.BS Nguyễn Hữu Phúc cho biết: tầm soát, phát hiện sớm ung thư sẽ mang đến lợi ích cho nhiều bên. Người bệnh có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn với chi phí thấp, tránh gánh nặng tâm lý và tài chính cho gia đình. Đồng thời, phần việc của y bác sĩ cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

    Tuy nhiên, việc tầm soát ung thư ở nước ta chưa phổ biến rộng rãi, thành chương trình cộng đồng như ở nhiều nước phát triển. Đa số người Việt chỉ thực hiện tầm soát ung thư một cách tự phát khi nhận thấy triệu chứng và đi khám bệnh tại các cơ sở y tế. Điều này dẫn đến hệ luỵ đáng buồn là khoảng 80% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến việc chữa trị tốn kém và hiệu quả thấp, nhiều lúc không thể cứu được tính mạng người bệnh.

    Ngược lại, nếu phát hiện sớm – nhất là ở giai đoạn tiền lâm sàng (giai đoạn 0), cơ hội chữa khỏi ung thư gần như tuyệt đối, đảm bảo sức khoẻ và chất lượng sống cho bệnh nhân.

    TS.BS Phúc cũng chỉ ra đặc điểm không đồng bộ của tế bào ung thư, gây khó khăn cho việc chẩn đoán bằng các phương pháp truyền thống. Những tiến bộ Y học hiện đại, như công nghệ SPOT-MAS™, khắc phục hầu hết những nhược điểm của phương pháp truyền thống, hỗ trợ người bệnh tầm soát ung thư nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, không xâm lấn.

    Công nghệ SPOT-MAS™ do Gene Solutions phát triển hứa hẹn khắc phục nhiều nhược điểm của các phương pháp tầm soát ung thư truyền thống.

    TS. Trần Lê Sơn – Viện Di truyền Y học – cho biết: SPOT-MAS™ phát hiện sớm 5 loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam qua một lần thu máu. SPOT-MAS™dựa trên nền tảng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới, phát hiện đồng thời 4 biến đổi đặc trưng của DNA khối Công nghệ cho phép phát hiện 5 loại ung thư gan, phổi, vú, đại-trực tràng và dạ dày; với độ đặc hiệu 95,9%, loại trừ kết quả dương tính giả không mong muốn.

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền