Bệnh máu khó đông Hemophilia A

Hemophilia là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trong đó, bệnh máu khó đông Hemophilia A (còn gọi là Hemophilia cổ điển) là một rối loạn chảy máu di truyền do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII bẩm sinh, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và quá mức, có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn thương nhẹ.

Hemophilia là một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Trong đó, bệnh máu khó đông Hemophilia A (còn gọi là Hemophilia cổ điển) là một rối loạn chảy máu di truyền do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII bẩm sinh, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và quá mức, có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn thương nhẹ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 5.617 bé trai sinh ra thì có 1 bé mắc bệnh hemophilia. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 30.000 – 33.000 nam giới mắc hemophilia, trong đó hơn một nửa được chẩn đoán mắc thể nặng. Hemophilia A phổ biến hơn gấp 4 lần so với Hemophilia B và có thể ảnh hưởng đến mọi chủng tộc và dân tộc. Theo nghiên cứu, tần suất người lành mang gen bệnh máu khó đông Hemophilia A là 1/250.

Nguyên nhân gây bệnh

Khi tổn thương nội mô mạch máu xảy ra, hệ thống đông máu sẽ được kích hoạt để hình thành cục máu đông, giúp cầm máu.

Yếu tố VIII có vai trò kích thích sản sinh thrombin, hỗ trợ tạo fibrin, giúp ổn định cục máu đông. Trong Hemophilia A, sự thiếu hụt yếu tố VIII làm giảm quá trình hình thành fibrin, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài và không kiểm soát được. Yếu tố VIII liên kết với yếu tố von Willebrand (vWF) để ngăn chặn sự phân hủy sớm của nó. Thiếu yếu tố VIII gây ra sự thất bại của đông máu thứ cấp, làm tăng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.

Triệu chứng lâm sàng của Hemophilia A

Tình trạng chảy máu kéo dài và quá nhiều thường xảy ra tự nhiên hoặc sau chấn thương không đáng kể. Hay gặp nhất là chảy máu khớp và cơ (khớp gối, khớp khuỷu tay và khớp cổ chân). Tình trạng tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào lượng yếu tố VIII trong máu.

Thể nhẹ (6% – 49% FVIII):

  • Chảy máu sau chấn thương, phẫu thuật hoặc nhổ răng.
  • Có thể không được chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
  • Phụ nữ có thể bị chảy máu kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết sau sinh.

Thể trung bình (1% – 5% FVIII):

  • Biểu hiện muộn hơn, thường trước 5-6 tuổi.
  • Thường xuyên bị chảy máu sau chấn thương.

Thể nặng (<1% FVIII):

  • Xuất hiện trong vài tháng đầu đời.
  • Chảy máu tự phát, không rõ nguyên nhân, thường xảy ra ở khớp, cơ bắp.
  • Nhiều bé trai được chẩn đoán sau khi bị chảy máu kéo dài do cắt bao quy đầu.

Bệnh máu khó đông Hemophilia A 1

Các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh máu khó đông Hemophilia A (Ảnh: hemophilianewstoday)

Chẩn đoán bệnh máu khó đông Hemophilia A

Việc chẩn đoán bệnh máu khó đông hemophilia A ban đầu có thể dựa trên tiền sử gia đình, triệu chứng lâm sàng. Hoặc chẩn đoán bằng các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm đông máu và xét nghiệm đột biến gen F8.
Một vài triệu chứng chảy máu đặc trưng:

  • Xuất huyết dưới da, bầm tím lớn không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu kéo dài sau chấn thương nhỏ hoặc phẫu thuật.
  • Chảy máu khớp (hemarthrosis), gây đau, sưng, và hạn chế vận động.
  • Chảy máu cơ, đặc biệt là cơ sâu như đùi hoặc cánh tay.
  • Chảy máu nội sọ trong các trường hợp nặng.

Bệnh máu khó đông Hemophilia A 3

Xuất huyết dưới da, bầm tím lớn không rõ nguyên nhân là triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh Hemophilia A

Điều trị Hemophilia A

Điều trị hemophilia A tập trung vào bổ sung yếu tố VIII để giúp máu đông lại bình thường, giảm thiểu hoặc ngăn chặn các đợt chảy máu. Các phương pháp điều trị bao gồm truyền yếu tố VIII tái tổ hợp hoặc từ huyết tương, sử dụng thuốc hỗ trợ đông máu cho bệnh nhẹ. Liệu pháp dự phòng mới bằng kháng thể đơn dòng Emicizumab và liệu pháp gen Roctavian đã được FDA chấp thuận.

Tư vấn di truyền

Hemophilia A là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X, xảy ra do đột biến gen F8 làm giảm hoặc mất hoàn toàn yếu tố đông máu VIII. Nam giới mắc bệnh khi thừa hưởng nhiễm sắc thể X mang đột biến từ mẹ. Nữ giới mang gen đột biến (người mang gen bệnh – carrier) có thể truyền gen bệnh cho 50% con trai, trong khi 50% con gái cũng có nguy cơ trở thành người mang gen bệnh. Nam giới bị Hemophilia A không di truyền bệnh cho con trai, nhưng tất cả con gái sẽ là người mang gen bệnh.

Đối với phụ nữ mang gen hemophilia, mỗi lần mang thai có thể có 4 khả năng:

  • Bé gái không mang gen hemophilia
  • Bé gái mang gen hemophilia (có thể truyền cho thế hệ sau)
  • Bé trai không mắc hemophilia
  • Bé trai mắc hemophilia

Một số phụ nữ mang gen hemophilia có biểu hiện triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như chảy máu kinh nguyệt nhiều, dễ bầm tím, chảy máu khớp. Trong một số trường hợp hiếm, mức yếu tố VIII quá thấp có thể dẫn đến chẩn đoán hemophilia ở nữ giới.

Bệnh máu khó đông Hemophilia A 5

Cách tầm soát bệnh máu khó đông Hemophilia A trước sinh

Hemophilia A là bệnh di truyền liên kết nhiễm sắc thể X, và tầm soát trước sinh có thể giúp xác định nguy cơ di truyền. Phụ nữ mang gen lặn có thể phát triển các triệu chứng trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh cần được theo dõi và điều trị chuyên sâu.

Với sự tiến bộ của y học, đặc biệt trong lĩnh vực di truyền học, các cặp đôi dự định có con hoặc mẹ bầu có thể chủ động tầm soát bệnh máu khó đông Hemophilia A thông qua xét nghiệm gen sàng lọc người lành mang gen bệnh của Gene Solutions. Xét nghiệm này giúp kiểm tra liệu bản thân có mang gen bệnh hay không và dự đoán nguy cơ di truyền cho con trong tương lai:

  • Xét nghiệm gen triSure Carrier tầm soát 18 bệnh di truyền lặn nghiêm trọng và phổ biến nhất ở người Châu Á, bao gồm: Tan máu bẩm sinh Alpha Thalassemia, Tan máu bẩm sinh Beta Thalassemia, Phenylketon niệu, Thiếu men G6PD, Rối loạn chuyển hóa đường galactose, Vàng da ứ mật do thiếu men citrin, Rối loạn phát triển giới tính ở nam do thiếu men 5-alpha reductase, Bệnh Pompe (rối loạn dự trữ glycogen loại 2), Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng), Niemann-Pick type A & B, Xơ nang, Teo cơ tủy sống dạng suy hô hấp type 1 (Charcot Marie Tooth type 2S), Hội chứng Pendred (điếc di truyền), Thận đa nang (Bệnh Caroli), Máu khó đông Hemophilia A, Thiếu ornithine transcarbamylase, Loạn dưỡng chất trắng não – thượng thận, Thiếu carnitine nguyên phát.
  • Xét nghiệm gen Carrier Premium tầm soát 20 bệnh di truyền lặn nghiêm trọng và phổ biến nhất ở người Châu Á, bao gồm bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH), Teo  tủy sống (SMA) và 18 bệnh như trong gói triSure Carrier.

Tầm soát sớm các bệnh lý này trong thai kỳ là khuyến nghị của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và các hiệp hội sản phụ khoa quốc tế dành cho tất cả thai phụ ở mọi độ tuổi.

Gene Solutions hiện đang áp dụng mô hình kết hợp NIPT sàng lọc dị tật di truyền và sàng lọc bệnh di truyền lặn đơn gen. Khi thai phụ chọn xét nghiệm triSure9.5 trở lên, sẽ được thực hiện miễn phí gói triSure Carrier cho mẹ. Tất cả quá trình xét nghiệm này chỉ cần một lần lấy máu ở người mẹ, giúp chẩn đoán sớm các bệnh di truyền phổ biến để có thể điều trị hiệu quả thông qua chế độ ăn uống và/hoặc sử dụng thuốc, can thiệp bổ sung khác.

Nguồn tham khảo:

https://www.bleeding.org/bleeding-disorders-a-z/types/hemophilia-a

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470265/

 

 

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !