Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Bệnh xương thủy tinh (tạo xương bất toàn)

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Bệnh xương thủy tinh (tạo xương bất toàn) là gì? 

    Xương đảm nhận nhiều vai trò quan trọng như nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan mềm như tim, não, phổi khỏi chấn thương. Protein, collagen và các khoáng chất, nhất là canxi, là các thành phần cấu tạo nên xương.
    Khoáng chất giúp xương cứng và chắc khỏe, còn collagen có tác dụng tăng cường độ đàn hồi và linh hoạt cho xương, chống gãy. Có thể hiểu đơn giản collagen giống như một dạng chất keo, có tính kết dính. Nếu thiếu hụt collagen thì xương dễ gãy. Ngoài xương, collagen còn có trong da, răng, tròng trắng của mắt…
    Bệnh xương thủy tinh, tên tiếng Anh là Osteogenesis Imperfecta – OI vì xương giòn, dễ gãy hoặc bệnh tạo xương bất toàn vì quá trình hình thành xương không toàn vẹn.

    Nguyên nhân gây bệnh xương thủy tinh

    Bệnh xương thủy tinh hiếm gặp, với tỷ lệ mắc khoảng 1/20.000 trường hợp, có thể xảy ra ở cả hai giới. Nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% các ca lâm sàng của bệnh tạo xương bất toàn đến từ các đột biến gen COL1A1 và COL1A2, mã hóa chuỗi apha 1 và alpha 2 của collagen typ 1 – một protein quan trọng của xương. Bệnh tạo xương bất toàn gây ra bởi đột biến gen COL1A1 hoặc COL1A2 di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường hoặc xảy ra thông qua một đột biến mới xuất hiện không di truyền từ ba hoặc mẹ (đột biến de novo). Bệnh di truyền đơn gen trội ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong.
    100% thể nặng tiến triển hoặc tử vong sớm (loại 3 hoặc 2) do đột biến mới de novo gây ra. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ có thể thừa hưởng gen khiếm khuyết từ bố hoặc mẹ với tỷ lệ di truyền 50%. Hoặc cả bố và mẹ đều không mang gen bệnh nhưng con vẫn có thể mắc bệnh do các đột biến mới de novo xuất hiện trong quá trình hình thành bào thai, không phải di truyền từ bố mẹ sang con hay tiền căn gia đình. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chứng minh người bố càng lớn tuổi (trên 40 tuổi) càng có nguy cơ sinh con mắc bệnh xương thủy tinh do đột biến mới.


    Hình ảnh minh họa xương bình thường và xương thủy tinh (tạo xương bất toàn) (Nguồn: Freepik)

    Phân loại và triệu chứng bệnh xương thủy tinh

    Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xương mềm, yếu và dễ gãy, tạo xương không hoàn chỉnh. Trẻ mắc bệnh xương thủy tỉnh có thể chỉ bị gãy một vài chiếc xương trong suốt cuộc đời. Trong những trường hợp nặng, xương có thể gãy hàng trăm chiếc xương, có thể xảy ra từ trong bào thai. Đôi khi, những va chạm nhỏ, ho, hắt hơi, vỗ vai hoặc thậm chí không có tác động cũng có thể khiến người bệnh gãy xương. Xương có thể ngắn hơn, các khớp xương lỏng lẻo, vẹo cột sống còn có thể ảnh hưởng đến hình dáng cơ thể, khả năng vận động của người bệnh.
    Ngoài triệu chứng đặc trưng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác về da, mắt, tai, răng như giảm thính lực, răng giòn dễ gãy, củng mạc mắt xanh…
    Bệnh có 4 loại được chia theo tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, với nhiều triệu chứng khác nhau như sau:
    Loại I: Đây là loại nhẹ nhất và phổ biến nhất.
    – Phần lớn các trường hợp gãy xương xảy ra trước tuổi dậy thì.
    – Cột sống cong có khả năng nén các đốt sống khi lão hóa.
    – Một số người có thể biến dạng xương nhẹ hoặc không có.
    – Vóc dáng bình thường hoặc có thể thay đổi rất ít theo thời gian.
    – Răng có thể không chắc khỏe, màu sắc bị thay đổi.
    – Lòng trắng (củng mạc) của mắt có màu xanh lam, tím hoặc xám.
    Loại II: Đây là thể nặng nặng, tử vong cao. 
    – Trẻ mắc bệnh xương thủy tinh tử vong (ngay) sau khi sinh.
    – Xương của thai nhi có thể bị gãy.
    – Biến dạng xương nghiêm trọng.
    – Tầm vóc rất nhỏ.
    – Phổi kém phát triển.
    – Củng mạc có màu tím, xám hoặc xanh lam.
    Loại III: Đây là loại tương đối nặng.
    – Trẻ thường sinh ra đã có xương biến dạng và bị gãy.
    – Củng mạc mắt thường quá trắng hoặc có màu xám, màu xanh.
    – Chức năng hô hấp suy giảm.
    – Giảm thính lực và bất thường về răng.
    Loại IV: Đây là loại trung gian giữa loại I và III. 
    – Các biến dạng xương ở mức nhẹ đến trung bình.
    – Xét nghiệm mật độ xương thường thấp hơn bình thường.
    – Tình trạng gãy xương nặng, sớm có thể phát hiện qua siêu âm. Trường hợp nhẹ khó phát hiện.

    Ảnh mô tả xương gãy ở chân. (Nguồn: Freepik)

    Chẩn đoán bệnh xương thủy tinh

    Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Bác sĩ có thể hỏi thêm tiền sử bệnh của gia đình, do bệnh xương thủy tinh có liên quan đến gen di truyền từ bố mẹ. Các phương pháp như chụp X-quang xương có thể giúp bác sĩ quan sát rõ hơn tình trạng xương gãy, biến dạng xương… Tình trạng gãy xương của thai nhi nhiều và sớm có thể phát hiện khi siêu âm thai. Đây là bệnh di truyền nên tư vấn di truyền nên được đặt lên hàng đầu. Xét nghiệm di truyền có thể xác định đột biến của gen, nhờ đó bố mẹ có thể chủ động để sinh con an toàn, khỏe mạnh.
    Hiện nay, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions đã có xét nghiệm NIPT mới – triSure Procare có thể sàng lọc sớm bệnh xương thủy tinh từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ. Điểm nổi bật là triSure Procare có thể sàng lọc được 25 bệnh đơn gen trội do đột biến mới de novo gây ra.
    Ngoài phát hiện sớm bệnh xương thủy tinh, xét nghiệm này còn sàng lọc toàn diện các loại bất thường di truyền nguy hiểm gồm 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ. Nhờ đó, bố mẹ có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả cho trẻ sau sinh hoặc có phương án quản lý thai kỳ tối ưu.
    Thời gian qua, giới chuyên môn đánh giá cao phương pháp tầm soát toàn diện các bất thường di truyền trước sinh bởi không xâm lấn, độ chính xác cao, an toàn cho thai phụ và thai nhi. triSure Procare cho kết quả sàng lọc 25 bệnh di truyền trội đơn gen cho thai đạt độ nhạy 96,7% và độ đặc hiệu đến 99%. Điểm đặc biệt mang đến sự tiện lợi cho thai phụ khi thực hiện là tích hợp 3 xét nghiệm gen trong 1 với chỉ một lần lấy mẫu máu (khoảng 10 ml) duy nhất.
    Các thai phụ có nguy cơ cao như chồng lớn hơn 40 tuổi, gia đình có người bị bệnh lý di truyền, siêu âm có bất thường như độ mờ da gáy tăng đơn độc trong quý 1 thai kỳ <3.5mm nhưng không muốn làm xét nghiệm xâm lấn… có thể thực hiện triSure Procare để sàng lọc các loại bất thường di truyền.

    Thai phụ thực hiện xét nghiệm triSure Procare có thể phát hiện bệnh xương thủy tinh (Nguồn: Freepik)

    Điều trị bệnh xương thủy tinh

    Bệnh do các bất thường trên gen quy định tổng hợp collagen trong cơ thể nên không có biện pháp điều trị đặc hiệu, tức không thể chữa khỏi.
    Các biện pháp điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật… nhằm mục đích giảm triệu chứng, giảm gãy xương và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc trong những trường hợp nặng. Bác sĩ có thể chèn thêm các thanh kim loại vào ống xương để hỗ trợ khung xương nâng đỡ cơ thể, hạn chế xương phát triển lệch.
    Các phương pháp như liệu pháp gen, ghép tủy xương… được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm điều trị cho người bệnh, đạt được những kết quả.
    Người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mật độ xương và có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh. Nam hoặc nữ giới mắc bệnh khi lập gia đình, sinh con nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp, có sàng lọc phôi để trẻ sinh ra khỏe mạnh.

    Trẻ mắc bệnh xương thủy tinh thường xuyên gãy xương tự phát (Nguồn: Freepik)

    Chế độ ăn uống cho người bệnh xương thủy tinh

    Chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin D, vitamin K và canxi giúp ích cho việc tạo xương. Người bệnh tắm nắng thường xuyên giúp cơ thể hấp thụ vitamin D, có lợi cho xương. Vitamin D có trong các thực phẩm như trứng, cá hồi, nấm, hải sản có vỏ, gan bò, sữa, sữa chua…
    Thực phẩm nhiều canxi tốt cho người bệnh xương thủy tinh như sữa, sữa chua, phô mai, hải sản, các loại đậu. Ngoài các thực phẩm này, bữa ăn cần đa dạng các nhóm chất, chọn các chất béo tốt, hạn chế thực phẩm cay và loại chế biến sẵn.
    Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thực phẩm bổ sung các loại vitamin và khoáng chất này. Bên cạnh dùng thuốc, ăn uống, các hình thức vận động phù hợp như bơi lội cũng tốt cho sức khỏe tổng thể và tình trạng gãy xương. Ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, hạn chế rượu bia, các thức uống chứa caffein giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao tuổi thọ của người bệnh.

    Tư vấn di truyền

    Bệnh tạo xương bất toàn do gen COL1A1 và COL1A2 gây ra được di truyền theo kiểu trội nhiễm sắc thể thường. Người bệnh thường mang biến thể gây bệnh de novo hoặc biến thể gây bệnh được thừa hưởng từ bố mẹ mắc bệnh hoặc cha mẹ mang đột biến dạng  khảm. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến trên gen gây bệnh (thai mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.

    Cha mẹ mang đột biến thể khảm có thể hiện diện ở 16% gia đình. Mỗi người con của bệnh nhân mắc bệnh tạo xương bất toàn do gen COL1A1 và COL1A2 có 50% khả năng thừa hưởng biến thể gây bệnh và biểu hiện một số triệu chứng bệnh. Xét nghiệm tiền sản ở những thai kỳ nguy cơ có thể được thực hiện bằng xét nghiệm di truyền phân tử nếu biến thể gây bệnh COL1A1 hoặc COL1A2 đã được xác định ở người thân bị ảnh hưởng. Kiểm tra siêu âm được thực hiện tại một trung tâm có kinh nghiệm chẩn đoán bệnh tạo xương bất toàn có thể có giá trị trong chẩn đoán trước sinh ở thể gây tử vong và hầu hết các thể nghiêm trọng trước khi thai được 20 tuần; các dạng nhẹ hơn có thể được phát hiện muộn hơn trong thai kỳ nếu xảy ra gãy xương hoặc dị dạng.

    Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm tại Gene Solutions, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0287 101 8688. 

    Theo dõi Fanpage triSure NIPT – Gene Solutions và tham gia Cộng đồng Hội các mẹ bầu làm NIPT triSure – Gene Solutions để cùng thảo luận, giải đáp các thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc trước sinh và chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng bác sĩ Sản khoa – Di truyền hàng đầu. 

    Nguồn tham khảo:
    1. Johns Hopkins Medicine, Retrieved from

    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/osteogenesis-imperfecta
    2. Tạp chí nghiên cứu y học, Trường Đại học Hà Nội, Retrieved from

    https://tapchinghiencuuyhoc.vn/index.php/tcncyh/article/view/1182
    3. National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases Retrieved from

    https://www.niams.nih.gov/vi/health-topics/what-bone
    4. Uptodate Retrieved from

    https://www.uptodate.com/contents/osteogenesis-imperfecta-an-overview

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền