Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Cảnh báo các dấu hiệu đau bụng khi mang thai nguy hiểm 

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Đau bụng khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến mà các mẹ bầu thường gặp. Hiểu rõ các dấu hiệu đau bụng khi mang thai nguy hiểm giúp mẹ bầu có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

    đau bụng khi mang thai

     Đau bụng khi mang thai thế nào là bình thường? 

    Trong giai đoạn mang thai, một số cơn đau bụng là hiện tượng bình thường và không gây hại. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:  

    • Sự giãn nở của tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung của mẹ sẽ giãn nở và gây ra các cơn đau nhẹ. Hoặc đau bụng âm ỉ khi mang thai. Vị trí đau bụng khi mang thai do nguyên nhân này thường là đau bụng dưới.  
    • Đầy bụng, táo bón: Hormon progesterone tăng cao khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, gây ra đầy hơi hoặc táo bón. 
    • Cơn đau dây chằng tròn: Khi thai lớn dần, các dây chằng hỗ trợ tử cung căng ra, dẫn đến cảm giác đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế. 

    Các cơn đau này thường không kéo dài, không kèm triệu chứng bất thường, và mẹ bầu có thể dễ dàng xoa dịu bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước hoặc thay đổi tư thế. 

    Dấu hiệu đau bụng khi mang thai nguy hiểm 

    Mặc dù hầu hết các cơn đau bụng không đáng lo ngại, nhưng có những dấu hiệu cần cảnh giác cao độ: 

     Đau dữ dội, co thắt liên tục 

    Nếu mẹ bầu cảm thấy các cơn đau quặn thắt và kéo dài kèm theo các triệu chứng như xuất huyết hoặc chóng mặt, cần liên hệ ngay bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của: 

    • Dọa sảy thai: Đau quặn bụng dưới kèm ra máu âm đạo là triệu chứng điển hình. Mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. 
    • Sinh non: Nếu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba, cơn đau bụng có thể báo hiệu quá trình chuyển dạ sớm. 

    Đau kèm theo các triệu chứng toàn thân 

    Cơn đau bụng kèm sốt cao, ớn lạnh, hoặc nôn mửa có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc vấn đề nguy hiểm khác như: 

    • Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa khi mang thai thường khó chẩn đoán do tử cung đẩy ruột thừa lên cao. Dấu hiệu là đau bụng dữ dội bên phải, sốt và buồn nôn. 
    • Viêm túi mật hoặc sỏi mật: Những vấn đề này có thể xuất hiện do thay đổi hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật. 

    Đau kèm ra dịch bất thường 

    Sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo bất thường như máu hoặc dịch lỏng có thể là dấu hiệu nguy hiểm: 

    • Vỡ ối sớm: Nếu thấy dịch lỏng tràn ra từ âm đạo, đó có thể là dấu hiệu của vỡ ối sớm. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. 
    • Nhau tiền đạo: Nhau thai nằm quá thấp trong tử cung có thể gây xuất huyết nghiêm trọng kèm theo cơn đau bụng. 

    Cơn đau bụng kèm sưng phù hoặc tăng huyết áp 

    Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tình trạng nghiêm trọng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 và đi kèm với huyết áp cao, sưng phù, cơn đau dữ dội dưới xương sườn bên phải. 

    Khi nào cần đến bác sĩ? 

    Mẹ bầu cần lập tức đến bệnh viện nếu gặp một trong các tình huống sau: 

    • Cơn đau dữ dội không giảm dù đã nghỉ ngơi. 
    • Có các triệu chứng kèm theo như sốt, nôn mửa, ra máu âm đạo. 
    • Dịch tiết âm đạo có màu và mùi bất thường. 
    • Đau bụng kèm sưng phù mặt và tay hoặc tăng huyết áp. 

    Nếu mẹ bầu chỉ gặp phải các cơn đau nhẹ do nguyên nhân bình thường, có thể nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên tử cung và giúp máu lưu thông tốt hơn. Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng đau để xoa dịu cơn khó chịu và thực hiện các bài tập thở sâu giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả. 

    Để giảm nguy cơ gặp phải các cơn đau bụng khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các loại thức ăn dễ gây táo bón, đầy bụng. Tập các bài yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng giúp  lưu thông máu, giảm căng thẳng cơ bắp. Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền