Dấu hiệu ung thư đầu cổ và những cập nhật mới nhất về tầm soát năm 2025

Ung thư đầu cổ là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm, thường bị bỏ sót do các triệu chứng ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tai–mũi–họng thông thường. Trong bối cảnh số ca mắc ngày càng tăng tại Việt Nam, việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư đầu cổ và chủ động tầm soát là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe. Bài viết dưới đây cung cấp những kiến thức mới nhất, được cập nhật từ các nguồn y khoa uy tín, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh và hướng đi phù hợp trong phòng ngừa.

Dấu hiệu ung thư đầu cổ
Dấu hiệu ung thư đầu cổ

1. Ung thư đầu cổ là gì? 

Ung thư đầu cổ là thuật ngữ chỉ các loại ung thư phát sinh tại vùng đầu và cổ, ngoại trừ não, mắt và thực quản. Bệnh thường bắt nguồn từ lớp tế bào biểu mô – lớp tế bào bao phủ bề mặt niêm mạc vùng mũi, miệng, họng và thanh quản.

Các thể bệnh ung thư đầu cổ phổ biến gồm:

  • Ung thư vòm họng
  • Ung thư thanh quản
  • Ung thư lưỡi
  • Ung thư khoang miệng
  • Ung thư mũi – xoang
  • Ung thư tuyến nước bọt

Những loại ung thư này có điểm chung là liên quan đến yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, nhiễm virus HPV hoặc tiếp xúc hóa chất lâu dài.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh? 

  • Nam giới >40 tuổi
  • Người hút thuốc, uống rượu lâu năm
  • Người nhiễm HPV qua đường quan hệ bằng  miệng
  • Người tiếp xúc nghề nghiệp với hóa chất, bụi gỗ
  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư vùng đầu cổ

Thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy khoảng 75% ca ung thư đầu cổ có liên quan đến việc hút thuốc lá và sử dụng rượu bia(American Cancer Society).

2. Dấu hiệu ung thư đầu cổ: 5 biểu hiện thường bị bỏ qua 

Các triệu chứng của ung thư đầu cổ thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu, dễ bị nhầm với cảm cúm, viêm họng hoặc các bệnh lý tai–mũi–họng thông thường. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện sau kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm, bạn cần đi khám ngay để tầm soát kịp thời.

Khó nuốt, đau họng kéo dài 

Người bệnh có thể cảm thấy vướng ở họng, đau khi nuốt, thậm chí nuốt đau lan lên tai hoặc vùng hàm. Đây là dấu hiệu thường gặp trong các thể ung thư hầu họng, thanh quản hoặc khoang miệng.

Dấu hiệu sớm ung thư đầu cổ – đau họng và khó nuốt kéo dài
Dấu hiệu sớm ung thư đầu cổ – đau họng và khó nuốt kéo dài

Khàn tiếng kéo dài – một dấu hiệu ung thư đầu cổ thường bị xem nhẹ

Một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư thanh quản là khàn tiếng kéo dài, thay đổi giọng nói không rõ nguyên nhân, dù không có cảm hay viêm họng.

Theo Mayo Clinic, khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần cần được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa để loại trừ nguy cơ ung thư thanh quản (Mayo Clinic).

Xuất hiện u cục ở cổ không đau 

Khối u ở vùng cổ, thường là hạch bạch huyết sưng to, không đau, không xẹp đi theo thời gian. Đây có thể là dấu hiệu của di căn từ khối u nguyên phát vùng họng, mũi hoặc khoang miệng.

Đau tai một bên dai dẳng 

Khi khối u vùng hầu họng phát triển, nó có thể gây đau lan lên tai cùng bên. Điều đặc biệt là tai không bị viêm nhiễm gì rõ ràng nhưng vẫn đau, âm ỉ hoặc nhói từng cơn.

Chảy máu cam hoặc nghẹt mũi kéo dài 

Dấu hiệu này thường liên quan đến ung thư vùng mũi – xoang, đặc biệt nếu xảy ra ở một bên và không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường.

Theo thông tin từ National Cancer Institute, các triệu chứng như nghẹt mũi mãn tính, chảy máu mũi hoặc mất khứu giác từng bên có thể là biểu hiện sớm của ung thư mũi xoang( National Cancer Institute).

Việc nhận biết sớm dấu hiệu ung thư đầu cổ giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả hơn

3. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư đầu cổ 

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa ung thư đầu cổ hiệu quả hơn.

Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia kéo dài 

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số 1 của ung thư vùng đầu cổ. Khi kết hợp với rượu bia, nguy cơ mắc bệnh tăng lên gấp 15–20 lần so với người không sử dụng cả hai.

Theo American Cancer Society, khoảng 75% ca ung thư đầu cổ liên quan trực tiếp đến hút thuốc và uống rượu(American Cancer Society).

Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 

HPV là virus gây u nhú ở người, thường lây qua đường tình dục. Khi quan hệ bằng đường miệng, HPV có thể lây truyền khi niêm mạc miệng, lưỡi hoặc họng tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm HPV ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn của người khác. Các chủng HPV nguy cơ cao (như HPV-16) là nguyên nhân chính của ung thư vùng hầu họng, đặc biệt ở người trẻ tuổi không hút thuốc. 

Virus HPV làm tăng nguy cơ ung thư đầu cổ như thế nào?
Virus HPV làm tăng nguy cơ ung thư đầu cổ như thế nào?

Theo National Cancer Institute, tỷ lệ ung thư đầu cổ do HPV đang gia tăng tại nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt trong các ca ung thư hầu họng không do thuốc lá ( National Cancer Institute).

Vệ sinh răng miệng kém, nhiễm trùng mãn tính 

Viêm nhiễm vùng khoang miệng kéo dài, sâu răng, viêm nướu, hoặc các tổn thương niêm mạc miệng không được điều trị triệt để có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạng ác tính.

Tiếp xúc lâu dài với hóa chất, bụi gỗ, chất gây ung thư nghề nghiệp 

Người làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với bụi gỗ (thợ mộc), formaldehyde (trong công nghiệp nhựa, dệt), hoặc hóa chất độc hại khác có nguy cơ cao mắc ung thư mũi, xoang và vòm họng.

Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình 

Người có người thân trực hệ từng mắc ung thư đầu cổ hoặc các bệnh lý ung thư khác có nguy cơ cao hơn do ảnh hưởng gen và môi trường sống chung.

4. Phương pháp tầm soát ung thư đầu cổ hiện nay 

Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện ung thư đầu cổ ở giai đoạn sớm – khi chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng – từ đó nâng cao khả năng can thiệp kịp thời, cải thiện tiên lượng cho người bệnh. Dưới đây là những phương pháp tầm soát phổ biến hiện nay:

Tầm soát sớm dấu hiệu ung thư đầu cổ
Tầm soát sớm dấu hiệu ung thư đầu cổ

Khám lâm sàng tai mũi họng định kỳ 

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra toàn bộ vùng mũi, họng, khoang miệng, thanh quản và cổ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như viêm loét, u cục, hạch sưng to. Đây là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát và nên thực hiện 6–12 tháng/lần nếu thuộc nhóm nguy cơ cao. 

Nội soi vùng hầu họng – thanh quản 

Nội soi bằng ống mềm giúp quan sát chi tiết các vùng sâu khó tiếp cận như hạ họng, thanh quản, amidan… Phương pháp này hỗ trợ phát hiện sớm các tổn thương nhỏ như mảng trắng, khối sùi, loét âm thầm – đặc biệt ở người có triệu chứng khàn tiếng hoặc khó nuốt kéo dài.

Xét nghiệm sinh học phân tử ctDNA (liquid biopsy) 

Sinh thiết lỏng là phương pháp xét nghiệm tiên tiến, cho phép phát hiện dấu hiệu bất thường của  ctDNA của tế bào ung thư lưu hành trong máu. Không cần xâm lấn hay nội soi, phương pháp này giúp phát hiện sớm các loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư đầu cổ, khi khối u chưa đủ lớn để gây triệu chứng.

Tại Việt Nam, một số công nghệ sinh thiết lỏng đã được ứng dụng thực tế như SPOT-MAS 10 của Gene Solutions, cho phép tầm soát sớm 10 loại ung thư phổ biến, trong đó có ung thư vùng đầu cổ. Phương pháp này phù hợp với người không có triệu chứng nhưng thuộc nhóm nguy cơ, mong muốn tầm soát định kỳ một cách chủ động.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), xét nghiệm ctDNA đang mở ra một hướng đi mới trong việc phát hiện ung thư sớm, hỗ trợ can thiệp kịp thời và chính xác hơn(National Cancer Institute).

Chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ khi cần thiết 

Khi có nghi ngờ tổn thương từ khám lâm sàng hoặc nội soi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các kỹ thuật như:

  • Siêu âm vùng cổ: khảo sát các hạch bất thường

  • CT scan hoặc MRI: đánh giá mức độ lan rộng và vị trí khối u

5. Khi nào nên đi tầm soát ung thư đầu cổ? 

Tầm soát ung thư đầu cổ không nên chờ đến khi xuất hiện triệu chứng rõ ràng mới thực hiện. Việc kiểm tra định kỳ theo từng mức độ nguy cơ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm – khi khả năng can thiệp và tiên lượng điều trị còn tốt.

Dưới đây là những trường hợp được khuyến nghị nên chủ động tầm soát:

Người có triệu chứng kéo dài không rõ nguyên nhân 

Nếu bạn gặp các biểu hiện sau trên 2 tuần, dù không bị viêm họng hay cảm cúm, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Khàn tiếng dai dẳng
  • Đau họng hoặc khó nuốt kéo dài
  • Đau tai một bên không có dấu hiệu viêm
  • Sưng u cục ở cổ không biến mất
  • Chảy máu mũi hoặc nghẹt mũi mãn tính

 Người thuộc nhóm nguy cơ cao 

Tầm soát định kỳ 6–12 tháng/lần được khuyến nghị cho các đối tượng:

  • Nam giới trên 40 tuổi
  • Người hút thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên
  • Người có tiền sử nhiễm HPV
  • Người làm nghề tiếp xúc với hóa chất (bụi gỗ, formaldehyde…)
  • Người có người thân trong gia đình mắc ung thư đầu cổ

Đặc biệt, theo National Cancer Institute, việc tầm soát có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn 0–1 với tỷ lệ sống sau 5 năm cao hơn đáng kể so với khi phát hiện ở giai đoạn muộn (National Cancer Institute)

Người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng muốn chủ động phòng ngừa 

Ngày nay, với sự phát triển của các công nghệ không xâm lấn như sinh thiết lỏng (liquid biopsy), việc tầm soát ung thư đã trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và an toàn hơn. Những người có lối sống lành mạnh, không thuộc nhóm nguy cơ vẫn nên tầm soát 1–2 năm/lần để đảm bảo chủ động bảo vệ sức khỏe.

Đặc biệt, các gói tầm soát tổng quát như SPOT-MAS 10 là lựa chọn phù hợp giúp kiểm tra đồng thời nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư đầu cổ, từ một mẫu máu duy nhất.

6. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp 

Tầm soát ung thư đầu cổ có đau không? 

Phần lớn các phương pháp tầm soát hiện nay đều không gây đau hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ, đặc biệt là nội soi. Một số người có thể cảm thấy hơi buồn nôn khi nội soi họng thanh quản bằng ống mềm, nhưng thủ thuật này diễn ra nhanh (thường <5 phút) và không để lại biến chứng.

Đối với các xét nghiệm máu như ctDNA (liquid biopsy), người bệnh chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ như xét nghiệm thông thường – hoàn toàn không đau và không cần nhịn ăn.

Chi phí tầm soát ung thư đầu cổ khoảng bao nhiêu? 

Chi phí dao động tùy vào cơ sở y tế và phương pháp thực hiện:

Phương pháp Ước tính chi phí
Khám tai mũi họng 200.000 – 500.000 VNĐ
Nội soi họng – thanh quản 400.000 – 800.000 VNĐ
Xét nghiệm HPV vùng họng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ
Sinh thiết lỏng SPOT-MAS 10 Khoảng 8.000.000 VNĐ cho 10 loại ung thư

* Lưu ý: Các con số trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng đơn vị y tế.

Tôi có thể tầm soát ung thư đầu cổ ở đâu? 

Bạn có thể đến:

  • Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có khoa tai–mũi–họng hoặc ung bướu
  • Trung tâm tầm soát ung thư hoặc y học dự phòng
  • Phòng khám có nội soi họng – thanh quản hoặc triển khai xét nghiệm ctDNA
  • Đơn vị, bệnh viện  phối hợp cùng Gene Solutions nếu có nhu cầu thực hiện gói SPOT-MAS

Sau khi tầm soát nếu có kết quả nghi ngờ thì sao? 

Nếu phát hiện tổn thương nghi ngờ hoặc kết quả xét nghiệm gợi ý nguy cơ cao, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu như:

  • Sinh thiết mô
  • Chụp CT, MRI vùng cổ – đầu
  • Xét nghiệm đánh giá bổ sung (nếu cần)

Việc này giúp xác định chính xác bản chất tổn thương, từ đó có hướng xử lý phù hợp.

7. Lời khuyên cho bạn đọc quan tâm đến sức khỏe vùng đầu cổ 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về  dấu hiệu ung thư đầu cổ và các phương pháp tầm soát sớm hiện nay

Ung thư đầu cổ là nhóm bệnh có thể phòng ngừa và phát hiện sớm nếu chúng ta chú ý quan sát cơ thể và chủ động kiểm tra định kỳ. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia để bạn đọc tự chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân:

  • Đừng chủ quan với các triệu chứng nhỏ như khàn tiếng, nghẹn họng, đau tai một bên… đặc biệt nếu kéo dài trên 2 tuần.
  • Duy trì thói quen khám tai–mũi–họng định kỳ mỗi 6–12 tháng, nhất là với người >40 tuổi, từng hút thuốc, uống rượu, làm nghề nguy cơ.
  • Chủ động tầm soát định kỳ bằng công nghệ phù hợp như nội soi, xét nghiệm HPV hoặc ctDNA để phát hiện sớm.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Tiêm phòng vắc-xin HPV từ sớm (nếu chưa có miễn dịch), nhất là ở nữ giới và người trẻ tuổi có nguy cơ lây nhiễm.
  • Tham khảo bác sĩ chuyên khoa nếu có yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ bất thường – đừng tự chẩn đoán qua mạng hay trì hoãn việc khám bệnh.

Chăm sóc sức khỏe vùng đầu cổ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng sống, giọng nói và khả năng giao tiếp hằng ngày. Hãy chủ động tầm soát từ hôm nay!

Disclaimer 

Bài viết mang tính chất cung cấp thông tin y học phổ thông, không thay thế cho chẩn đoán hoặc điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Độc giả nên đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thực hiện các xét nghiệm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nguồn tham khảo 

  1. National Cancer Institute – Head and Neck Cancer Overview
  2. American Cancer Society – What Is Head and Neck Cancer?
  3. Mayo Clinic – Head and neck cancer symptoms & causes
  4. IARC – Formaldehyde and wood dust classified as Group 1 carcinogens
  5. NIH – Clinical relevance of circulating tumor DNA in head and neck cancers
  6. Gene Solutions – Công nghệ SPOT-MAS tầm soát 10 loại ung thư

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Facebook
X
LinkedIn

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !