Search

Đừng trì hoãn tầm soát ung thư vú khi có người thân mắc bệnh

Ung thư vú, đặc biệt là ung thư vú di truyền là căn bệnh hoàn toàn có thể được tầm soát sớm và phát hiện sớm các đột biến gen gây ung thư vú sẽ chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.

Ung thư vú di truyền chiếm 5-10% trong tổng số các ca ung thư vú. Tuy nhiên, người “thừa hưởng” đột biến gen gây bệnh từ người thân lại có nguy cơ mắc bệnh tăng đến 87% so với người thường.

Di truyền – yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua của ung thư vú

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã xác định ngoài các yếu tố nguy cơ về lối sống và tuổi tác, di truyền và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư vú. Đặc biệt, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng cao khi có mang đột biến gen gây bệnh.

– Yếu tố gia đình: Trong các yếu tố gây nguy cơ gây ung thư vú, nổi bật nhất là tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú. Một phụ nữ có mẹ hoặc chị gái, em gái hoặc con gái đã bị ung thư vú thì nguy cơ bị bệnh này cao gấp 2-3 lần so với các phụ nữ khác.

Đừng trì hoãn tầm soát ung thư vú khi có người thân mắc bệnh 1
Xét nghiệm gen giúp chúng ta phát hiện ra nguy cơ ung thư vú khi nó chỉ là một “hạt mầm”, từ đó biết hướng theo dõi và kiểm tra đúng cách

– Yếu tố di truyền, đột biến gen: Những người có mang đột biến gen di truyền có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Theo đó, gen BRCA1 làm tăng nguy cơ ung thư vú lên 87%. Đột biến gen BRCA1 chiếm khoảng 71% trong số các đột biến gen gây ung thư và nguy cơ mắc ung thư vú của những người thuộc nhóm này chiếm khoảng 62%. Đột biến gen BRCA2 chiếm khoảng 35 đến 40% ung thư vú di truyền và đã tìm thấy trong những gia đình bị ung thư vú gặp cả ở nam và nữ. Ngoài ra, có một số gen khác cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú .

Độ tuổi mắc ung thư vú ở phụ nữ châu Á có xu hướng trẻ hóa

Các phân tích và khảo sát về độ tuổi mắc ung thư vú đã cho thấy tuổi trung bình của người mắc bệnh vú ung thư ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là dưới 50 tuổi, trong khi ở các nước phương Tây độ tuổi này là trên 65 tuổi.

Khi ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thì khả năng sống còn và điều trị khỏi sẽ tăng cao so với khi phát hiện ở giai đoạn muộn, ung thư đã di căn ra các cơ quan khác trong cơ thể. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, phát hiện sớm ung thư vú sẽ giúp tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 99%, trong khi việc phát hiện ở giai đoạn muộn tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 27%.

Đừng trì hoãn tầm soát ung thư vú khi có người thân mắc bệnh 3

Liên quan đến yếu tố nguy cơ của căn bệnh ung thư vú, TS.BS Nguyễn Hữu Phúc – Trưởng khoa Tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã cho biết: “Bên cạnh các yếu tố thay đổi được có liên quan đến lối sống (uống rượu, thừa cân béo phì, lười vận động…) thì các yếu tố không thay đổi được bao gồm: thường gặp ở nữ giới, lớn tuổi, có kinh sớm, mãn kinh trễ hoặc có tiền căn gia đình mắc ung thư vú. Khi ung thư xảy ra ở phụ nữ trẻ < 45 tuổi thì có nhiều khả năng do yếu tố gen di truyền, thừa hưởng đột biến di truyền gây ung thư vú”.

Đừng trì hoãn tầm soát ung thư vú khi có người thân mắc bệnh 5
Theo các chia sẻ của các chuyên gia trong tọa đàm ngày 9.10, phụ nữ yêu bản thân thì đừng trì hoãn tầm soát sớm ung thư, đặc biệt là ung thư vú di truyền

Ung thư vú, đặc biệt là ung thư vú di truyền là căn bệnh hoàn toàn có thể được tầm soát sớm và phát hiện sớm các đột biến gen gây ung thư vú sẽ chính là một trong những phương thức hiệu quả nhất giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Đặc biệt, xét nghiệm gen tầm soát sớm nguy cơ ung thư vú di truyền đặc biệt có giá trị với các nhóm đối tượng sau:

– Có người thân trực hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh, chị, em, con cái) mắc cùng 1 loại ung thư

– Họ hàng nội hoặc ngoại có người bị ung thư, đặc biệt là mắc ung thư khi dưới 45 tuổi hoặc mắc các loại ung thư hiếm gặp như ung thư vú ở nam giới.

– Gia đình có người được xác định là có mang gen đột biến làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Dịch vụ tầm soát nguy cơ ung thư vú di truyền PinkCare của Gene Solutions là xét nghiệm phân tích 10 đột biến gen: BRCA1, BRCA2, PTEN, TP53, CDH1, PALB2, STK11, MLH1, MSH2, APC làm tăng nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và đại trực tràng di truyền. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị mắc ung thư vú trung bình khoảng 12%. Nhưng với những phụ nữ có mang đột biến gen BRCA1, BRCA2, nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng lên đến 87%.

Chủ động tầm soát nguy cơ mang đột biến gen gây ung thư sẽ giúp người thực hiện lên kế hoạch tầm soát sức khỏe đúng đắn, điều chỉnh lối sống kịp thời để giảm nguy cơ phát triển ung thư. Đặc biệt, nếu người thực hiện có kết quả “dương tính”, Gene Solutions sẽ miễn phí tầm soát cho 3 người thân cùng huyết thống để tầm soát nguy cơ di truyền gen bệnh trong gia đình.

Giá chỉ từ 1,9 triệu đồng. Tìm hiểu thêm về dịch vụ tại đây

Nguồn: Báo Thanh Niên

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !