Gene Solutions hoàn thành chuỗi hội thảo khoa học về điều trị ung thư đại trực tràng

Ngày 18/4, chuỗi hội thảo khoa học chủ đề “Tối ưu hóa chiến lược khảo sát chỉ dấu phân tử khối u trong điều trị và theo dõi sau điều trị ung thư đại trực tràng” do Gene Solutions tổ chức đã chính thức khép lại, sau hai sự kiện thành công tại các cơ sở y tế hàng đầu.

Quy mô và sự kiện hội thảo

Hội thảo được tổ chức dưới sự hợp tác giữa Gene Solutions và hai bệnh viện ung bướu hàng đầu tại Việt Nam: Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM và Bệnh viện K. Cụ thể, sự kiện đầu tiên diễn ra tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM vào ngày 8/4, tiếp theo là sự kiện tại cơ sở Tân Triều của Bệnh viện K vào ngày 18/4/2025.

Buổi hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 8/4/2025 tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2
Buổi hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 8/4/2025 tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2
Buổi hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 18/4/2025 tại Bệnh viện K3 (cơ sở Tân Triều)
Buổi hội thảo khoa học diễn ra vào ngày 18/4/2025 tại Bệnh viện K3 (cơ sở Tân Triều)

Tính đến nay, cả hai hội thảo đã thu hút hơn 500 bác sĩ và chuyên gia y tế trong lĩnh vực ung bướu, tham gia trực tiếp tại hội trường và qua hình thức trực tuyến. Chương trình quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành, với sự tham gia của các tên tuổi nổi bật như: GS.TS.BS Lê Văn Quảng, TS.BS Diệp Bảo Tuấn, PGS.TS.BS Tạ Văn Tờ, PGS.TS.BS Choo Su Pin, TS.BS Phan Thị Hồng Đức, TS.BS Nguyễn Duy Sinh, Ths.BS Hoàng Thị Cúc và BSNT.CKI Đặng Thị Ngọc Quỳnh,…

Những điểm nổi bật từ chương trình

1. Bài báo cáo của TS.BS Phan Thị Hồng Đức & ThS.BS Hoàng Thị Cúc:

Bài báo cáo chủ đề: “Từ lý thuyết đến thực tiễn: “Vai trò của khảo sát các chỉ dấu phân tử khối u trong điều trị ung thư đại trực tràng”” đã trình bày về vai trò quan trọng của các chỉ dấu phân tử khối u trong điều trị ung thư đại trực tràng (CRC), một trong ba loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. 

TS.BS Phan Thị Hồng Đức đã nhấn mạnh rằng ung thư đại trực tràng có tính không đồng nhất rất cao. Các đột biến điểm, bao gồm mất đoạn và lặp đoạn, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yếu tố nguy cơ và tiên lượng điều trị. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở nam giới và có xu hướng xuất hiện ở đại trực tràng phải đối với nữ giới. Theo đó, quá trình sinh ung, yếu tố ảnh hưởng, các chỉ dấu và phương pháp điều trị cũng có sự khác biệt đáng kể. 

TS.BS Phan Thị Hồng Đức chia sẻ về các nghiên cứu trên thế giới
TS.BS Phan Thị Hồng Đức chia sẻ về các nghiên cứu trên thế giới

Một trong những chỉ dấu được nhắc đến trong báo cáo là ctDNA (circulating tumor DNA), còn hay được biết đến dưới cái tên là sinh thiết lỏng. Phương pháp này giúp phát hiện các đoạn DNA khối u lưu hành trong máu, thường được sử dụng cho các bệnh nhân không thể áp dụng sinh thiết mô. TS.BS Phan Thị Hồng Đức cũng chia sẻ kết quả nghiên cứu Galaxy từ Nhật Bản, đánh giá kết quả DFS (Disease-Free Survival) ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn II và III không điều trị bổ trợ, qua đó phân tầng điều trị dựa trên yếu tố nguy cơ cho thấy  Nghiên cứu này thu thập ctDNA trong suốt 2-5 năm để theo dõi mức độ tái phát của bệnh.

Ths.BS Hoàng Thị Cúc nói về cập nhật mới NCCN V1.2025
Ths.BS Hoàng Thị Cúc nói về cập nhật mới NCCN V1.2025

Tiếp nối tại bệnh viện K, Ths.BS Hoàng Thị Cúc cập nhật thêm về nghiên cứu Nghiên cứu của Loupakis et al. (2021) làm rõ hơn giá trị tiên lượng của ctDNA được cá nhân hóa nhằm phát hiện bệnh tồn dư tối thiểu (MRD) sau phẫu thuật cắt bỏ di căn ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Trong số 112 bệnh nhân, 54.5% được xác định MRD dương tính sau mổ, và 96.7% trong số này tái phát.

Kết thúc bài báo cáo, Ths.BS Hoàng Thị Cúc đề cập ctDNA đã được áp dụng trong tiên lượng kết cục bệnh nhân ung thư (theo các hướng dẫn của NCCN 2025). Điều này đã mở ra tiềm năng lớn trong việc cá thể hóa điều trị và tối ưu hóa chăm sóc cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

2. Báo cáo của PGS.TS.BS Choo Su Pin, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Ung thư Singapore

Bài báo cáo “Điều trị bổ trợ cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II dựa trên phân tích ctDNA: “Sống thêm toàn bộ và cập nhật kết quả 5 năm của thử nghiệm ngẫu nhiên DYNAMIC” của PGS.TS.BS Choo Su Pin đã trình bày những quan điểm về việc ứng dụng công nghệ phân tích ctDNA (circulating tumor DNA) trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II. 

PGS.TS.BS Choo Su Pin xuất hiện trực tiếp tại hội thảo vào ngày 18/4/2025
PGS.TS.BS Choo Su Pin xuất hiện trực tiếp tại hội thảo vào ngày 18/4/2025
PGS.TS.BS Choo Su Pin nói về quan điểm ứng dụng công nghệ phân tích ctDNA trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II
PGS.TS.BS Choo Su Pin nói về quan điểm ứng dụng công nghệ phân tích ctDNA trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn II

Một trong những điểm nổi bật trong báo cáo là sự vượt trội của ctDNA. PGS.TS.BS Choo Su Pin giải thích rằng, ctDNA có thể phát hiện các dấu vết của DNA khối u ở nồng độ rất thấp, từ 10⁵ bản sao DNA (tương ứng với tải lượng khối u thấp, tổng số DNA từ tế bào ung thư ít hơn), trong khi phương pháp chẩn đoán hình ảnh chỉ có thể phát hiện khi khối u đạt nồng độ 10⁷ bản sao DNA (tải lượng khối u cao hơn, tổng số DNA từ tế bào ung thư lớn hơn). Điều này giúp ctDNA phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm hơn, tăng khả năng tiên đoán kết quả điều trị chính xác hơn, đặc biệt trong việc đánh giá nguy cơ tái phát.

Báo cáo đề cập đến kết quả từ thử nghiệm ngẫu nhiên DYNAMIC, trong đó chỉ 27% bệnh nhân được điều trị bổ trợ khi xét nghiệm ctDNA, trong khi 100% bệnh nhân phải điều trị bổ trợ theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của cả hai phương pháp là tương đương, cho thấy ctDNA không chỉ giúp giảm chi phí mà còn duy trì hiệu quả điều trị.

Hình ảnh bài báo cáo của PGS.TS.BS Choo Su Pin trong sự kiện
Hình ảnh bài báo cáo của PGS.TS.BS Choo Su Pin trong sự kiện

Một yếu tố quan trọng khác được đề cập trong báo cáo là khả năng tăng độ nhạy của xét nghiệm ctDNA. PGS.TS.BS Choo Su Pin chỉ ra rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ Whole-Genome Sequencing (WGS), độ nhạy của xét nghiệm ctDNA có thể nâng cao từ 57% lên 87%, giúp cải thiện khả năng phát hiện tái phát mà không làm tăng nguy cơ tử vong hoặc tái phát ung thư.

3. Báo cáo của TS.BS. Nguyễn Duy Sinh, Giám đốc Y khoa Gene Solutions

Bài báo cáo “Vai trò K-TRACK trong đánh giá các chỉ dấu phân tử và theo dõi điều trị ung thư đại trực tràng” của TS.BS Nguyễn Duy Sinh trình bày kết quả từ nghiên cứu “Real-World Utilization and Performance of Circulating Tumor DNA Monitoring to Predict Recurrence in Solid Tumors”, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng ctDNA trong theo dõi điều trị và dự đoán tái phát ung thư mô đặc. 

Nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2023 trên 623 bệnh nhân ung thư người Việt Nam. Mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp xét nghiệm ctDNA trong việc phát hiện sớm nguy cơ tái phát, nhằm hỗ trợ cá thể hóa điều trị sau phẫu thuật. 

Kết quả cho thấy ctDNA dương tính sau phẫu thuật là yếu tố tiên đoán tái phát ung thư. Những bệnh nhân có ctDNA dương tính sau phẫu thuật có tỷ lệ sống còn không bệnh thấp hơn rõ rệt. Đặc biệt, ctDNA dương tính có thể dự đoán tái phát sớm hơn từ 5,5 đến 19,5 tháng trước khi phát hiện bằng hình ảnh học.

TS.BS.Nguyễn Duy Sinh chia sẻ các case lâm sàng trong nghiên cứu
TS.BS.Nguyễn Duy Sinh chia sẻ các case lâm sàng trong nghiên cứu

Bên cạnh các dữ liệu tổng quát, TS.BS Nguyễn Duy Sinh cũng chia sẻ các trường hợp lâm sàng tiêu biểu được theo dõi bằng xét nghiệm K-Track – nền tảng xét nghiệm ctDNA do Gene Solutions phát triển. Công cụ này hiện đã được triển khai tại nhiều quốc gia trong khu vực để theo dõi điều trị các loại ung thư với chi phí hợp lý. Các kết quả nghiên cứu không chỉ khẳng định hiệu quả của ctDNA trong tiên lượng tái phát, mà còn làm rõ vai trò thiết yếu của công nghệ này trong cá thể hóa phác đồ điều trị – một xu hướng đang trở thành chuẩn mực trong chăm sóc ung thư hiện đại.

Tổng kết

Chuỗi hội thảo khoa học vừa qua đã mang đến nhiều thông tin hữu ích, mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư, đặc biệt là việc ứng dụng ctDNA (circulating tumor DNA) trong theo dõi và điều trị ung thư đại trực tràng. Các chuyên gia đã chia sẻ những nghiên cứu tiên tiến, cho thấy tiềm năng của ctDNA trong việc phát hiện ung thư sớm, giảm thiểu điều trị không cần thiết và tối ưu hóa hiệu quả điều trị. 

Như cách mà TS.BS Diệp Bảo Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM chia sẻ: “Chúng ta đang chuyển mình mạnh mẽ sang thời kỳ điều trị ung thư dựa trên dữ liệu phân tử và đáp ứng sinh học thực tế. Đây không còn là xu hướng mà là yêu cầu bắt buộc nếu chúng ta muốn điều trị hiệu quả hơn, ít độc tính hơn và hướng đến chăm sóc cá thể hóa toàn diện”. Sự chuyển mình này sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới trong điều trị ung thư, nơi mỗi dấu hiệu phân tử có thể góp phần quyết định lộ trình điều trị cho từng bệnh nhân.

Hình ảnh TS.BS Diệp Bảo Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM phát biểu tại hội thảo ngày 8/4/2025
Hình ảnh TS.BS Diệp Bảo Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM phát biểu tại hội thảo ngày 8/4/2025

Và GS.TS.BS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh: “Chúng ta cố gắng tìm một thay đổi dù nhỏ nhất liên quan đến ung thư hoặc quá trình sinh ung thư, giống như việc tìm một đồng xu nhỏ trên Trái Đất từ ngoài vũ trụ.” Đây là sự khẳng định rằng từng chi tiết nhỏ, từ các dấu hiệu phân tử, đều có thể đóng vai trò quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân. Các tiến bộ trong nghiên cứu và điều trị ung thư, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ ctDNA, đang tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.

GS.TS.BS Lê Văn Quảng - Giám đốc Bệnh viện K tại buổi hội thảo ngày 18/4/2025
GS.TS.BS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện K tại buổi hội thảo ngày 18/4/2025

Tương lai của ctDNA hứa hẹn sẽ ngày càng quan trọng hơn trong việc cá thể hóa điều trị, giúp các bác sĩ đưa ra quyết định chính xác hơn, dựa trên các dữ liệu phân tử cụ thể của từng bệnh nhân.

Với những tiến bộ trong việc ứng dụng ctDNA, chúng ta đang tiến gần hơn đến một kỷ nguyên điều trị ung thư chính xác và hiệu quả hơn, mở ra hy vọng mới cho hàng triệu bệnh nhân.

Lời cảm ơn

Gene Solutions xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bác sĩ, chuyên gia y tế và các đồng nghiệp đã góp phần tạo nên thành công của chương trình. Chúng tôi hy vọng những kiến thức và thông tin được chia sẻ tại hội thảo sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị, cải thiện chăm sóc sức khỏe và mang lại tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân ung thư. Chúng tôi rất mong được gặp lại Quý chuyên gia và bác sĩ trong các chương trình khoa học tiếp theo, cùng nhau tiếp tục nỗ lực phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào thực tiễn điều trị ung thư.

Trong trường hợp cần hỗ trợ các thông tin về các xét nghiệm Gene hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư, vui lòng liên hệ qua Fanpage của Gene Solutions hoặc Hotline 0287 101 8688 để được tư vấn!

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Facebook
X
LinkedIn

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !