Search

Hội chứng Antley Bixler

Hội chứng Antley Bixler là gì?

Hội chứng Antley-Bixler là một loại bệnh dính khớp sọ phức tạp, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1975. Rối loạn di truyền hiếm gặp này dẫn đến thay đổi cấu trúc hộp sọ, xương mặt, có thể kèm theo các bất thường về xương khác như tay, chân… Người bệnh có thể bị dị tật dính khớp sọ sớm, dính các xương ở tay, có thể mở rộng các khớp.

Theo Tổ chức quốc gia về các chứng rối loạn hiếm gặp Mỹ, hội chứng Antley Bixler xảy ra với tỷ lệ 1/1.000.000 người. Thông tin đăng tải trên Thư viện Y khoa Mỹ đến năm 2012 có 50 trường hợp được báo cáo, tỷ lệ tử vong khoảng cao đến 80% trong thời kỳ sơ sinh, chủ yếu là do tổn thương đường thở và tiên lượng bệnh cải thiện khi càng lớn.

Triệu chứng của hội chứng Antley Bixler

Trẻ mắc hội chứng Antley-Bixler có ngoại hình đặc trưng do các vấn đề về sự hợp nhất của các xương sọ và xương giữa mặt phát triển không cân đối.

Các xương của sọ được liên kết với nhau bởi đường khớp. Hội chứng Antley Bixler thường liên quan đến việc đóng khớp sớm (khớp sọ) giữa các xương của hộp sọ so với bình thường. Các khớp sọ dính sớm này khiến hình dạng hộp sọ của trẻ bất thường vì xương không mở rộng bình thường theo sự phát triển của não bộ.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh có liên quan đến đường khớp sọ nào bị dính và dính vào thời điểm nào trong quá trình phát triển. Chẳng hạn, với một số người mắc hội chứng Antley-Bixler, cả hai khớp vành đều hợp nhất trước khi sinh, dẫn đến hộp sọ ngắn từ trước ra sau nhưng rộng từ bên này sang bên kia. Hiếm gặp hơn là các đường khớp lamdoid và metopic cũng dính vào nhau. Xương mặt cũng bị ảnh hưởng do xương gò má và hàm trên không phát triển tương xứng với phần còn lại của hộp sọ. Cũng như hộp sọ và mặt, xương cánh tay trên cũng được hợp nhất lại khiến khớp khuỷu tay bị hạn chế cử động.

Hội chứng Antley Bixler 1Các dị tật ở vùng đầu, mặt và các bất thường về xương khác của trẻ mắc hội chứng Antley Bixler lúc 1 tuổi và lúc 8 tuổi (Nguồn: Dell Children’s Craniofacial and Pediatric Plastic Surgery Program)

Trẻ mắc bệnh có thể có dấu hiệu như vầng trán nổi rõ, giảm sản vùng giữa mặt (vùng giữa mặt kém phát triển), mắt lồi và tai thấp.

Một số bất thường xương khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Các ngón tay và ngón chân dài hoặc mỏng bất thường.
  •  Các xương cánh tay nằm cạnh nhau có thể hợp nhất.
  •  Dính khớp.
  • Xương đùi cong, gãy xương đùi.
  • Thay đổi cấu trúc ở lòng bàn chân (“rocker-bottom” feet).
  • Hẹp hoặc tắc cửa mũi sau (choanal stenosis or atresia)dẫn đến khó thở ở trẻ nhỏ mắc bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể có thêm các triệu chứng ở các cơ quan khác, chẳng hạn như:

  • Khiếm khuyết về cấu trúc của cơ quan tiết niệu và sinh dục. Theo ScienceDirect, hầu hết bệnh nhân cũng có cơ quan sinh dục không rõ ràng liên quan đến đột biến gen POR. Trường hợp không có bất thường về bộ phận sinh dục là do đột biến gen FGFR2.
  • Không có khả năng sản xuất cholesterol từ steroid suy giảm quá trình tạo steroid.
  • Chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ.

Nguyên nhân hội chứng Antley Bixler

Đột biến ở gen POR hoặc FGFR2 có thể gây ra hội chứng Antley-Bixler. Đột biến POR có thể gây ra dị tật về xương bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợp cholesterol. Đột biến này được di truyền theo kiểu lặn nhiễm sắc thể thường, tức cần phải mang hai bản sao mắc bệnh của gen (một bản sao được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ) thì trẻ sinh ra mới mắc chứng này.

Trong khi đó, FGFR2 có thể di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường, đồng nghĩa với việc đột biến xảy ra trong một bản sao cũng đủ để gây bệnh.

Gen FGFR2 mã hoá một loại protein gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 2 (FGFR2). Các thụ thể của yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi là các protein liên quan đến các quá trình quan trọng như tăng trưởng và phân chia tế bào (tăng sinh), trưởng thành tế bào (biệt hóa), phát triển xương, hình thành mạch máu, chữa lành vết thương và phát triển phôi.

Protein FGFR2 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương, nhất là giai đoạn phôi thai. Do đó, đột biến gen FGFR2 khiến xương bất thường, là nguyên nhân gây ra hội chứng Antley Bixler. Điều quan trọng cần lưu ý là có một số hội chứng đã được xác định có liên quan đến đột biến gen FGFR2 bao gồm hội chứng Apert, Crouzon và Pfeiffer.

Bệnh di truyền trội xảy ra khi chỉ cần một bản sao duy nhất của một gen mang đột biến là có thể gây ra bệnh. Gen bệnh có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc có thể là kết quả của một gen bị đột biến ở trẻ mà không phải từ gia đình (de novo). Theo các nghiên cứu có đến 60% các bệnh đơn gen nặng sau sinh là bệnh di truyền trội với phần lớn nguyên nhân là do các đột biến mới này.

Chẩn đoán hội chứng Antley Bixler

Hội chứng Antley Bixler được chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, qua hình ảnh và các xét nghiệm di truyền (nhất là gia đình có mắc bệnh này). Trong một số trường hợp siêu âm thai nhi có thể phát hiện một số bất thường của trẻ. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) sọ não cũng có thể ghi nhận bất thường về cấu trúc hộp sọ do hội chứng Antley Bixler gây ra. Đôi khi, bác sĩ có thể chụp MRI để đánh giá thêm não bộ của bệnh nhân, cung cấp thêm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

Hội chứng Antley Bixler 3

Hình chụp CT sọ não có thể giúp bác sĩ phát hiện bất thường (Nguồn: Freepik)

Điều trị hội chứng Antley Bixler

Cũng như nhiều bệnh di truyền hiếm gặp khác, Antley Bixler chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh. Điều trị chủ yếu là cải thiện các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Điều trị triệu chứng:

– Phẫu thuật khi cần thiết:

  • Dính khớp sọ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự hợp nhất hộp sọ mà bác sĩ có thể đưa ra chỉ định phù hợp. Với dị tật dính khớp sọ sớm, có thể cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ các đường khớp bị dính, tạo hình lại một phần hay toàn bộ hộp sọ.
  •  Trong các bất thường niệu dục như lỗ tiểu đóng thấp, và tinh hoàn ẩn ở nam giới và phì đại âm vật và thiểu sản âm đạo ở nữ giới.

– Liệu pháp thay thế hormone: Glucocorticoid trong trường hợp thiếu hụt cortisol, estrogen, testosterol.

– Đặt nội khí quản, đặt ống thông mũi hoặc mở khí quản khi cần thiết

– Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cho các chứng co rút khớp và hỗ trợ các kỹ năng vận động tinh và thô, góp phần nâng cao sức khoẻ tổng thể cho bệnh nhân.

Phòng ngừa các biến chứng thứ phát: Việc bổ sung hormone steroid thích hợp ở những người bị thiếu hụt đã giúp giảm bớt tình trạng suy thượng thận, thiếu hoặc phát triển dậy thì kém ở nam và nữ, buồn ngủ và mệt mỏi. Can thiệp sớm có thể cải thiện kết quả cho những cá nhân có nguy cơ chậm phát triển và gặp khó khăn trong học tập.

Trẻ cần được theo dõi sát và tái khám định kỳ tại các trung tâm y tế có các chuyên khoa phù hợp.

Hội chứng Antley Bixler 5

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân gãy xương nghiêm trọng (Nguồn: Freepik)

Tầm soát sớm hội chứng Antley Bixler

Việc đánh giá các anh chị em không có triệu chứng rõ ràng là cần thiết để xác định càng sớm càng tốt những người sẽ được hưởng lợi từ việc bắt đầu điều trị và các biện pháp phòng ngừa. Đây là bệnh di truyền nên những người có thành viên trong gia đình mắc hội chứng Antley Bixler nên thực hiện các xét nghiệm di truyền để được tư vấn trước khi lập gia đình, sinh con. Theo thống kê, có 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ trong hơn 4.000 bệnh đơn gen được phát hiện hiện nay. Ước tính tần suất cộng gộp của 25 bệnh đơn gen trội này là 1/600, cao hơn cả hội chứng Down (1/700).

Dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu về di truyền, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions tiên phong cho ra đời xét nghiệm sàng lọc toàn diện bất thường di truyền thai kỳ – triSure Procare. Theo đó, triSure Procare tối ưu sàng lọc các loại bất thường di truyền nguy hiểm gồm 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ.

Hội chứng Antley Bixler 7

Xét nghiệm triSure Procare có thể phát hiện đột biến mới gây ra hội chứng Antley Bixler (Nguồn: Freepik)

Đáng chú ý, triSure Procare còn có khả năng phát hiện chính xác đột biến gen mới (de novo) gây bệnh đơn gen trội nặng và xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình hình thành bào thai. Bên cạnh lợi ích thiết thực, giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả cho trẻ sau sinh hoặc có phương án quản lý thai kỳ tốt hơn, khi thực hiện triSure Procare, thai phụ sẽ được tư vấn kỹ càng và được hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm, đặc biệt là nếu kết quả “dương tính”. Chẳng hạn: tư vấn và hỗ trợ chi phí chọc ối, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán CNVSure, miễn phí xét nghiệm gen cho chồng để xác định đột biến của thai là đột biến mới xuất hiện, hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán cho thai hoặc bé sau sinh để chẩn đoán xác định khi kết quả sàng lọc “dương tính”…

Tư vấn di truyền

Hội chứng Antley Bixler có thể di truyền theo kiểu trội và lặn:

  • Di truyền kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường: Rối loạn di truyền trội xảy ra khi chỉ cần một bản sao duy nhất của một gen không hoạt động là có thể gây ra bệnh. Gen bệnh có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc có thể là kết quả của một gen bị đột biến mới de novo ở trẻ bị bệnh. Nguy cơ truyền gen mang đột biến từ cha mẹ bị bệnh sang con cái là 50% trong mỗi lần mang thai. Nguy cơ là như nhau đối với nam và nữ. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (trẻ/thai mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
  • Di truyền kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường: Đột biến được di truyền từ cả cha và mẹ. Đối với những cặp vợ chồng cùng mang đột biến gen lặn thể ẩn thì khả năng sinh con mang cả hai đột biến và biểu hiện bệnh là 25%.

Nguồn tham khảo:

1. National Organization for Rare Disorders, Antley-Bixler Syndrome, Retrieved from 

https://rarediseases.org/rare-diseases/antley-bixler-syndrome/ 2. MedlinePlus, FGFR2 gene, Retrieved from https://medlineplus.gov/genetics/gene/fgfr2/

3. Dell Children’s Craniofacial and Pediatric Plastic Surgery Program , Antley-Bixler-Syndrome-CT-scans , Retrieved from https://www.craniofacialteamtexas.com/craniofacial-gallery/craniofacial-syndromes-gallery/antley-bixler-syndrome-ct-scans/ 4. https://www.gosh.nhs.uk/conditions-and-treatments/conditions-we-treat/antley-bixler-syndrome/

5. Great Ormond Street Hospital, Retrieved from Antley-Bixler syndrome 

https://www.gosh.nhs.uk/conditions-and-treatments/conditions-we-treat/antley-bixler-syndrome/

6. ScienceDirect, Antley-Bixler Syndrome, Retrieved from 

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/antley-bixler-syndrome

7. National Library of Medicine, A Case of Antley-Bixler Syndrome, Retrieved from 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3761981/#ref1

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Slide 1 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 2 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 3 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội dung bài viết

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !