Hội chứng Crouzon là gì?
Hội chứng Crouzon được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1912 bởi bác sĩ người Pháp Octave Crouzon với tên gọi là “chứng loạn dưỡng xương sọ”. Ông mô tả tam chứng bao gồm dị tật hộp sọ, dị tật khuôn mặt và lồi mắt. Tam chứng này sau đó được đặt tên là “hội chứng Crouzon”.
Hội chứng Crouzon là một rối loạn di truyền hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng dính khớp sọ sớm, là tình trạng sự kết hợp sớm của các đường khớp sọ giữa các xương của hộp sọ.
Khi trẻ mới sinh, các đường khớp sọ này vẫn còn hở cho phép đầu của trẻ sơ sinh phát triển và mở rộng. Đến một thời điểm phù hợp, những đường khớp này này sẽ hợp nhất với nhau để tạo thành cấu trúc hộp sọ. Khi mắc hội chứng Crouzon, các đường khớp sọ này sẽ dính lại sớm hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển phù hợp của hộp sọ và đầu, trong khi đó não vẫn phát triển, từ đó làm thay đổi hình dạng và sự phát triển của hộp sọ. Một số xương trên mặt vì thế mà cũng có thể bị ảnh hưởng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khác nhau ở trẻ sơ sinh.
Hội chứng Crouzon làm thay đổi hình dạng và sự phát triển của hộp sọ, một số xương trên mặt vì thế mà cũng có thể bị ảnh hưởng (Nguồn: intergenetics)
Hội chứng Crouzon ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Một số bài báo trong tài liệu y khoa cho biết nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới. Hội chứng Crouzon được ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1,6/100.000 người trong dân số nói chung.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Crouzon
Hội chứng Crouzon được di truyền theo kiểu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường và gây ra bởi những thay đổi (biến thể hoặc đột biến gây bệnh) ở một trong các gen FGFR, phổ biến nhất là FGFR2.
Gen FGFR2 đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sản xuất một loại protein được gọi là thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGFR). Các biến thể làm gián đoạn hoạt động của các protein như vậy có thể dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển xương bất thường, cuối cùng dẫn đến một số dị tật nhất định ở vùng sọ mặt.
Hội chứng Crouzon được gây ra bởi đột biến trên gen FGFR2 (Nguồn: pixabay)
Bằng chứng chỉ ra rằng các biến thể khác nhau trong gen FGFR2 có thể gây ra một số rối loạn liên quan khác, bao gồm hội chứng Apert, hội chứng khớp vành đơn độc, hội chứng Beare-Stevenson, hội chứng Pfeiffer và hội chứng Jackson-Weiss.
Các biến thể trong gen FGFR2 gây ra hội chứng Crouzon được di truyền theo kiểu gen trội. Rối loạn di truyền trội xảy ra khi chỉ cần một bản sao duy nhất của gen đột biến là có thể gây ra bệnh. Gen đột biến có thể được di truyền từ bố hoặc mẹ. Nguy cơ truyền gen đột biến từ cha mẹ bị bệnh sang con là 50% trong mỗi lần mang thai.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể là kết quả của một đột biến gen tự phát trong tế bào trứng hoặc tinh trùng (đột biến de novo). Trong những tình huống như vậy, hội chứng Crouzon không được di truyền từ cha mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đột biến mới de novo ở thai gia tăng theo tuổi cha (không liên quan đến tuổi mẹ), nghĩa là cha càng lớn tuổi (> 40 tuổi), nguy cơ sinh con mắc bệnh di truyền trội do đột biến de novo cũng cao hơn.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng Crouzon
Bất thường hộp sọ
Như đã đề cập, hội chứng Crouzon được đặc trưng bởi tình trạng dính khớp sọ sớm. Mức độ dị tật sọ não có thể thay đổi và phụ thuộc vào các khớp sọ cụ thể cũng như thứ tự và tốc độ tiến triển.
Trường hợp phổ biến nhất là sự kết hợp sớm của các khớp (tức là các khớp vành và khớp dọc giữa) giữa các xương tạo thành trán (xương trán) và các xương mặt trên của hộp sọ (xương đỉnh). Ngoài ra, một số trường hợp khác là đường khớp giữa mặt sau và hai bên hộp sọ (tức là đường khớp lamda) hoặc các đường khớp sọ khác.
Các dạng dị tật hộp sọ có thể gặp ở hội chứng Crouzon:
Tật đầu ngắn – brachycephaly: Đầu có vẻ ngắn và rộng bất thường
Scaphocephaly: Đầu có thể dài và hẹp
Trigonocephaly: Đầu hình tam giác
Cloverleaf skull: Hộp sọ hình cỏ ba lá. Trường hợp hiếm gặp do đóng sớm nhiều khớp sọ khiến cho hộp so bị chia thành ba thùy (dính khớp sọ sớm dạng Kleeblattschadel)
Ở trẻ mắc hội chứng Crouzon, chứng dính khớp sọ thường bắt đầu trong năm đầu đời và tiến triển cho đến khoảng hai đến ba tuổi. Tuy nhiên, chứng dính khớp sọ sớm đôi khi biểu hiện rõ ràng ngay khi mới sinh hoặc hiếm gặp hơn là có thể không được ghi nhận trong thời thơ ấu.
Một số hình ảnh trẻ mắc hội chứng Crouzon (Nguồn: researchgate)
Các đặc điểm khuôn mặt:
– Mắt lồi (proptosis): Do hốc mắt hoặc các khoang xương của hộp sọ chứa đựng nhãn cầu nông. Bệnh nhân dễ mắc viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc mắt do phơi nhiễm. Các ảnh hưởng này biểu hiện rõ ràng nhất trước năm 2 tuổi.
– Khoảng cách hai mắt rộng (hypertelorism) và mắt lác. Ngoài ra còn có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn so với dân số nói chung. Ở hơn 1/3 số người, các bất thường khác nhau ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực. Ở hơn 1/3 số người, các bất thường khác nhau ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực.
– Di lệch vùng trán trán, mũi khoằm, thiểu sản vùng giữa mặt, và môi trên ngắn. Ngoài ra, hàm trên nhỏ, kém phát triển kèm theo hàm dưới nhô ra (lệch nghiêng hàm dưới tương đối) cũng có thể xảy ra. Sứt môi và/hoặc chẻ vòm hầu. Các vấn đề răng miệng điển hình bao gồm vòm miệng hẹp có độ cong cao với hàm răng chen chúc, sai khớp cắn.
Ảnh hưởng thính lực:
Một số người bị ảnh hưởng mắc hội chứng này bị suy giảm thính lực do không có khả năng truyền xung âm thanh đến não (mất thính giác thần kinh).
Bất thường hệ thần kinh:
– Khoảng 30% số người mắc hội chứng Crouzon phát triển bệnh não úng thủy, một tình trạng được đặc trưng bởi sự giảm lưu thông hoặc sự hấp thu dịch não tủy dẫn đến để tăng áp lực nội sọ.
– Những người mắc hội chứng Crouzon thường có trí thông minh bình thường.
Biến chứng hô hấp:
Ở một số trẻ sơ sinh, các vấn đề về hô hấp có thể xảy ra trong vài năm đầu tiên, dẫn đến các biến chứng hô hấp đe dọa tính mạng, trong trường hợp nặng.
Làm cách nào để chẩn đoán hội chứng Crouzon?
Sàng lọc và Chẩn đoán trước sinh
Phân tích di truyền phân tử
Vì là một bệnh lý di truyền trội, tiền căn gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng sàng lọc bệnh. Xét nghiệm di truyền xác định đột biến gây bệnh xuất hiện ở bố hoặc mẹ. Đề xuất xét nghiệm biến thể trên gen FGFR2.
Xét nghiệm tiền làm tổ ở phổi nên được cân nhắc thực hiện khi xác nhận bố mẹ mang đột biến gen gây bệnh.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn
Giờ đây, với sự phát triển của y học, mẹ mang thai ở tuần thứ 9 đã có thể thực hiện xét nghiệm NIPT – triSure Procare để sàng lọc toàn diện các bất thường di truyền phổ biến, bao gồm cả hội chứng Crouzon.
triSure Procare là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, an toàn cho mẹ và bé. Với công nghệ giải trình tự thế hệ mới NGS cùng độ phủ sâu (ultra deep sequencing) chỉ với 1 lần lấy máu, triSure Procare có thể sàng lọc toàn diện các loại bất thường di truyền phổ biến trong thai kỳ, gồm: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh trong 30 gen trội liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ.
NIPT trisure Procare là xét nghiệm sàng lọc dựa trên DNA tự do từ nhau thai lưu hành trong máu mẹ, không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Trường hợp thai phụ có kết quả sàng lọc triSure Procare dương tính cần được tư vấn, thảo luận với bác sĩ khoa chẩn đoán tiền sinh, bác sĩ di truyền, bác sĩ sản khoa và chỉ định thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán cho thai. Với mong muốn đồng hành cùng mẹ bầu chăm sóc thai kỳ trọn vẹn, Gene Solutions mang đến chương trình hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm. Thai phụ được hỗ trợ chi phí chọc ối/ sinh thiết gai nhau, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán…
Sàng lọc trước sinh với triSure Procare
Chẩn đoán sau sinh
Hội chứng Crouzon thường được chẩn đoán khi mới sinh hoặc khi còn nhỏ dựa trên các đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng, xác định các dấu hiệu thực thể đặc trưng.
X-Quang hộp sọ, cổ và chi: Phát hiện các bất thường hộp sọ như bất thường các khớp sọ, biến dạng sọ mặt, thiểu sản xương hàm. Phát hiện bất thường đốt sống. Các bất thương xương bàn tay.
Chụp CT và MRI: CT giúp phân tích tái tạo cấu trúc xương sọ và nền sọ xác định giải phẫu bệnh lý và cho phép lập kế hoạch phẫu thuật cụ thể, MRI giúp xác định tình trạng teo thể trai và teo thị giác.
Ngoài ra, xét nghiệm di truyền phân tử có thể phát hiện các biến thể trong gen FGFR2 – nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này. Tuy nhiên, cách này chỉ được cung cấp dưới dạng dịch vụ chẩn đoán tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Chụp CT và MRI cũng giúp phát hiện một số bất thường nhất định có thể liên quan đến chứng rối loạn này (Nguồn: tgdd)
Điều trị hội chứng Crouzon
Việc điều trị hội chứng Crouzon hướng tới các triệu chứng cụ thể rõ ràng ở mỗi cá nhân. Phẫu thuật là hình thức trị liệu chính cho trẻ em bị ảnh hưởng, nhưng không phải tất cả trẻ em đều cần phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện để tạo ra và đảm bảo có đủ chỗ trong hộp sọ cho bộ não đang phát triển, để giảm áp lực nội sọ (nếu có) và cải thiện hình dáng đầu của trẻ bị ảnh hưởng.
Hội chứng Crouzon ở người trưởng thành, thường biểu hiện bằng tình trạng thiểu sản vùng giữa mặt rõ rệt và dị tật quá mức, có thể được điều chỉnh bằng cách giảm áp lực ổ mắt và đẩy xương gò má lên cao.
Trẻ em bị ảnh hưởng nên được thăm khám tại các phòng khám sọ mặt, thường liên kết với các bệnh viện nhi khoa hoặc trung tâm y tế lớn. Những phòng khám này có đội ngũ bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác có kinh nghiệm trong điều trị các rối loạn sọ mặt. Một nhóm chuyên gia sẽ làm việc cùng nhau để lập kế hoạch và thực hiện các phương pháp điều trị cho trẻ. Các chuyên gia này bao gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ tai mũi họng, nhà di truyền y học, nhà thính học, bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia nha khoa, nhân viên xã hội và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
Tư vấn di truyền
Hội chứng Crouzon là hội chứng di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Cá nhân mắc Hội chứng Crouzon có thể có cha hoặc mẹ bị ảnh hưởng hoặc có thể mắc chứng rối loạn do một biến thể gây bệnh de novo trên gen FGFR2 gây ra. Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này.Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen FGFR2 (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, nguy cơ truyền đột biến cho con là 50%.
Thời điểm tối ưu để xác định nguy cơ di truyền và thảo luận về khả năng thực hiện xét nghiệm trước sinh/tiền làm tổ là trước khi mang thai.
Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm triSure NIPT tại Gene Solutions, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0287 101 8688.
Theo dõi Fanpage triSure NIPT – Gene Solutions và tham gia Cộng đồng Hội các mẹ bầu làm NIPT triSure – Gene Solutions để cùng thảo luận, giải đáp các thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc trước sinh và chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng bác sĩ Sản khoa – Di truyền hàng đầu.
Link tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK518998/
https://rarediseases.org/rare-diseases/crouzon-syndrome/
https://emedicine.medscape.com/article/942989-overview?form=fpf