Search

Hội chứng DiGeorge

Có đến hơn 180 triệu chứng có thể xảy ra ở những người mang hội chứng DiGeorge, dẫn đến một số trường hợp phải thăm khám kéo dài trong nhiều năm mới tìm được chính xác hội chứng đứng sau này.

Hội chứng DiGeorge là gì?  

Hội chứng DiGeorge (mất đoạn 22q11.2 (22q11.2DS)) là bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây bệnh phổ biến nhất, được ước tính có tỷ lệ lưu hành từ 1/990 đến 1/2148 thai kỳ, khoảng 1/3000 đến 6000 trẻ sinh ra sống và 1/185 thai kỳ nguy cơ cao trong nhóm bất thường vi mất/lặp đoạn theo nghiên cứu của Viện Di truyền Y học.

Ngày nay, hội chứng này thường được nhắc đến với tên gọi 22q11.2DS, trong đó: 22q chỉ gen mất đoạn nằm ở cánh dài của nhiễm sắc thể số 22, ở vị trí được đánh số 11.2, còn DS viết tắt cho Deletion Syndrome – hội chứng mất đoạn gen.

Hội chứng DiGeorge 1

Hình ảnh mô tả mất đoạn gen nhỏ trên cánh dài nhiễm sắc thể 22 (Nguồn: ncbi)

Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1968 bởi bác sĩ người Mỹ Angelo DiGeorge. Ngoài ra, nó còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng velocardiofacial, hội chứng Opitz G/BBB, hội chứng Cayler Cardiofacial… Đây đều là tên được đặt bởi các nhà nghiên cứu về biểu hiện triệu chứng bệnh trên những hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể, như bác sĩ nội tiết Angelo DiGeorge tập trung vào vấn đề liên quan đến canxi; nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ lời nói Robert Shprintzen xem xét khác biệt trong vòm miệng; tiến sĩ Kinouchi nghiên cứu các dị tật ở tim.

Các nghiên cứu thời đầu này cũng giống như “thầy bói xem voi” vậy, mỗi nhà nghiên cứu chỉ chú ý đến một bộ phận riêng biệt, mô tả chính xác lĩnh vực mình quan tâm, nhưng không ai có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về nguyên nhân và bản chất thật sự dẫn đến triệu chứng bệnh. Đến cuối năm 1981, việc mất đoạn gen rất nhỏ trên nhiễm sắc thể 22 mới được xác định, mang đến một góc nhìn rõ ràng hơn về hội chứng DiGeorge này.

Nguyên nhân và cơ chế di truyền

Hội chứng DiGeorge xảy ra do mất đoạn nhiễm sắc thể 22 (22q11.2). Mỗi người có hai nhiễm sắc thể số 22, được thừa hưởng một từ cha và một từ mẹ. Vì đây là tính trạng trội nên chỉ cần một trong hai nhiễm sắc thể bị thiếu một đoạn nhỏ 30-40 gen là đã đủ để biểu hiện ra dấu hiệu bệnh. Việc mất gen này 90% xảy ra ngẫu nhiên, tuy cũng có khoảng 10% trường hợp là tình trạng di truyền từ cha hoặc mẹ cũng bị mất đoạn nhiễm sắc thể 22 mà chưa được chẩn đoán.

Hội chứng DiGeorge 3

Cơ chế di truyền của hội chứng DiGeorge

Hội chứng DiGeorge gây ảnh hưởng thế nào?

Nó có thể gây thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong khi vừa mới chào đời. Hội chứng còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và phát triển bất thường, dẫn đến nguy cơ tử vong sớm ở tuổi trung niên.

Một số dấu hiệu bệnh xuất hiện ngay khi mới sinh và một số về sau mới phát ra. Các triệu chứng nặng nhất bao gồm bệnh lý tim mạch, hở hàm ếch, ăn uống khó khăn, thiếu hụt hormone tăng trưởng, chậm phát triển thần kinh và tâm lý, gặp vấn đề về miễn dịch, giọng nói, bất thường ở thận.

Hội chứng DiGeorge 5

Các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng DiGeorge (Nguồn: thestatesman)

Do các đoạn gen bị mất trên nhiễm sắc thể 22 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các bộ phận cơ thể, dẫn đến hội chứng DiGeorge gây bất thường ở nhiều cơ quan:

Dị tật tim: thông liên thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot

Suy tuyến cận giáp: tuyến cận giáp nhỏ hơn bình thường và tiết ra quá ít hormone tuyến cận giáp (PTH), dẫn đến lượng canxi thấp và lượng phốt pho trong máu cao

Rối loạn chức năng tuyến ức: tuyến ức nhỏ hoặc mất hẳn, dẫn đến chức năng miễn dịch kém và có thể bị nhiễm trùng nặng

Hở hàm ếch, có thể kèm theo sứt môi, hoặc những bất thường khác của vòm miệng gây khó nuốt, phát âm bất thường

Đặc điểm khuôn mặt khác biệt: tai nhỏ, thấp, khe mí hẹp, mắt có mí lót, khuôn mặt dài, đầu mũi to, nhân trung rõ

Khó khăn về học tập, hành vi và sức khỏe tâm thần: chậm phát triển khả năng nói, khó học, rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ; nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác tăng lên ở người lớn

Bệnh tự miễn: chức năng miễn dịch kém, mắc các rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Graves

Các vấn đề khác: suy giảm thính lực, thị lực kém, khó khăn hô hấp, chức năng thận kém, dáng vóc thấp lùn…

Ngoài ra, hội chứng DiGeorge còn là nguyên nhân duy nhất có thể kiểm chứng được gây ra bệnh tâm thần phân liệt

Chẩn đoán và điều trị hội chứng DiGeorge

Hội chứng DiGeorge là chứng giảm sản hoặc bất sản tuyến ức và tuyến cận giáp dẫn đến suy giảm miễn dịch tế bào T và chứng suy giáp. Trẻ sơ sinh với hội chứng DiGeorge có tai thấp, chẻ hàm và khe môi, hàm dưới nhỏ lùi sau, hai mắt xa nhau, nhân trung ngắn, chậm phát triển, và rối loạn tim bẩm sinh. Chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng và bao gồm các đánh giá về chức năng miễn dịch và tuyến cận giáp và xét nghiệm di truyền phân tích bất thường nhiễm sắc thể. Điều trị bao gồm các biện pháp hỗ trợ và, nếu nghiêm trọng, ghép tuyến ức hoặc tế bào gốc.

Hội chứng DiGeorge thuộc loại mất đoạn gen rất nhỏ dưới phạm vi khảo sát của xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (karyotype), cần những xét nghiệm chuyên biệt hơn để chẩn đoán chính xác CNV-seq, microarray, FISH, Bobs Prenatal, MLPA.

CNV-seq là xét nghiệm gen được Gene Solutions phát triển dựa trên công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới có thể chẩn đoán trước và sau sinh để phát hiện lệch bội của tất cả các NST và các vi mất đoạn/lặp đoạn NST có kích thước từ 400.000 nucleotides trở lên, bao gồm hội chứng DiGeorge.

Hội chứng DiGeorge 7

Một trường hợp được chẩn đoán trước sinh hội chứng Digeorge bằng xét nghiệm CNV-seq

Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng DiGeorge, ta vẫn có thể điều trị triệu chứng, áp dụng biện pháp can thiệp khi gặp các vấn đề về phát triển, sức khỏe tâm thần hoặc hành vi:

Kiểm soát suy tuyến cận giáp bằng cách bổ sung canxi và vitamin D

Phẫu thuật dị tật tim ngay sau khi sinh để cải thiện việc cung cấp máu giàu oxy

Trường hợp suy giảm nhẹ chức năng tuyến ức dẫn đến nhiễm trùng – thường là cảm lạnh và nhiễm trùng tai – thì trẻ được điều trị như ở bất kỳ đứa trẻ nào khác, và vẫn tuân theo lịch tiêm chủng thông thường. Chức năng hệ thống miễn dịch hầu hết đều sẽ cải thiện, tốt dần lên theo độ tuổi.

Trường hợp chức năng tuyến ức suy yếu nghiêm trọng hoặc không có tuyến ức, nguy cơ nhiễm trùng tăng nặng, cần điều trị bằng cách ghép mô tuyến ức, ghép tủy xương, hoặc ghép tế bào gốc tạo máu.

Phẫu thuật hở hàm ếch hoặc các bất thường khác của vòm miệng và môi

Trị liệu ngôn ngữ, phục hồi chức năng cho trẻ kém phát triển

Chăm sóc sức khỏe tâm thần với các rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ, trầm cảm…

Điều trị các vấn đề (nếu có) về ăn uống và tăng trưởng, thính giác hoặc thị giác, cũng như các tình trạng y tế khác.

Cách tầm soát sớm trước sinh

Năm 2023, Hiệp hội Di truyền Y khoa Hoa Kỳ (American College of Medical Genetics and Genomics ACMG) khuyến nghị NIPT sàng lọc hội chứng DiGeorge cho tất cả thai phụ (khuyến nghị có điều kiện dựa trên mức độ chắc chắn vừa phải của bằng chứng).

Trên cở sở đó, từ ngày 21/03/2024, gói xét nghiệm triSure Procare của Gene Solutions được mở rộng phạm vi, khảo sát thêm hội chứng DiGeorge với độ nhạy là >99% và độ đặc hiệu >96.3%. Độ chính xác và quy trình thực hiện của xét nghiệm đã được kiểm chứng bằng nghiên cứu khoa học và vừa được công bố trên Tạp chí Y học Việt Nam, tập 535, tháng 2.2024.

Hội chứng DiGeorge 9

Như vậy, triSure Procare là xét nghiệm NIPT duy nhất sàng lọc 4 trong 1, đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu. Thai phụ chỉ lấy máu 1 lần duy nhất lúc thai tròn 9 tuần sàng lọc toàn diện các bất thường di truyền phổ biến trong thai kỳ, gồm: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể và hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 09 bệnh di truyền lặn cho mẹ.

Đặc biệt, thai phụ sẽ nhận được một chương trình hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm như:

– Bảo hiểm kết quả 400.000.000 đồng

– Hỗ trợ chi phí chọc ối/sinh thiết gai nhau tối đa 9.000.000 đồng

– Miễn phí xét nghiệm gen chẩn đoán CNVSure/G4500 trị giá 8.500.000 đồng

– Miễn phí sàng lọc 2.800 đột biến liên quan 09 bệnh di truyền lặn cho chồng và con

– Đội ngũ bác sĩ di truyền luôn đồng hành cùng thai phụ

– Kết nối thai phụ làm chẩn đoán trước sinh tại các bệnh viện phụ sản hàng đầu: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Bệnh viện Trung Ương Huế…

Nguồn tham khảo:

Hội chứng DiGeorge. Retrieved October 8, 2023 from https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%8Dc-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-d%E1%BB%8B-%E1%BB%A9ng/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch/h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-digeorge?query=digeorge 

22q11.2DS Quick Facts. Retrieved October 8, 2023 from https://www.22qsociety.org/knowledge/22q11.2ds_quick_facts 

22q Frequently Asked Questions. Retrieved October 8, 2023 from https://22qfamilyfoundation.org/what-is-22q/22q-faq 

DiGeorge syndrome (22q11.2 deletion syndrome). Retrieved October 8, 2023 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/digeorge-syndrome/symptoms-causes/syc-20353543  

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Facebook
X
LinkedIn
Slide 1 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 2 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 3 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội dung bài viết

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !