Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Hội chứng Ehlers-Danlos

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hội chứng Ehlers-Danlos là gì? 

    Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS) là bệnh rối loạn collagen di truyền ảnh hưởng các mô liên kết của da, gân, dây chằng, xương, mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Hội chứng Ehlers-Danlos được ví như bệnh “da đàn hồi” vì da co giãn bất thường, các khớp lỏng lẻo, mềm dẻo quá mức. Đây là bệnh di truyền hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/5000 có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, thuộc các chủng tộc khác nhau.

    Nguyên nhân hội chứng Ehlers-Danlos

    Hội chứng Ehlers-Danlos có thể do di truyền trên gen trội hoặc gen lặn. Có khoảng 13 loại EDS, trong đó phổ biến nhất là EDS siêu di động (hypermobile EDS). Các loại EDS khác bao gồm EDS cổ điển, EDS mạch máu và kyphoscoliotic EDS. Gen gây ra EDS siêu di động vẫn chưa được xác định.
    Các đột biến ở ít nhất 20 gen đã được phát hiện là nguyên nhân gây ra hội chứng Ehlers-Danlos. Các biến thể trong gen COL5A1 hoặc COL5A2 hoặc  trong vài trường hợp hiếm là biến thể  ở gen COL1A1 có thể gây ra hội chứng Ehlers-Danlos loại cổ điển. Các biến thể trong gen TNXB gây ra loại giống cổ điển. Loại van tim và một số trường hợp thuộc loại khớp là do biến thể gen COL1A2 gây ra. Các biến thể trên gen COL1A1 cũng đã được tìm thấy ở những người mắc EDS loại khớp.
    Hầu hết các trường hợp thuộc loại mạch máu là do các biến thể trong gen COL3A1. Loại dermatosparaxis có thể xuất phát từ các biến thể trong gen ADAMTS2. Các biến thể gen PLOD1 hoặc FKBP14 dẫn đến loại gù vẹo cột sống. Các loại hiếm gặp khác của hội chứng Ehlers-Danlos là do các biến thể ở các gen khác.

    Các khớp của người mắc hội chứng Ehlers-Danlos dễ bị trật (Nguồn: Freepik)

    Một số gen liên quan đến hội chứng Ehlers-Danlos bao gồm COL1A1, COL1A2, COL3A1, COL5A1 và COL5A2  mã hoá nhiều loại collagen khác nhau. Những mảnh này tập hợp lại để tạo thành các phân tử collagen trưởng thành mang lại cấu trúc và sức mạnh cho các mô liên kết khắp cơ thể. Các gen khác bao gồm ADAMTS2, FKBP14, PLOD1 và TNXB cung cấp mã hoá ra các protein xử lý, tương tác với collagen.

    Các biến thể của bất kỳ gen nào trong số này đều làm gián đoạn quá trình sản xuất hoặc xử lý collagen, ngăn cản chúng hoạt động bình thường. Những thay đổi này làm suy yếu các mô liên kết ở da, xương và các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến các đặc điểm đặc trưng của hội chứng Ehlers-Danlos.

    Triệu chứng hội chứng Ehlers-Danlos

    Hội chứng Ehlers-Danlos có nhiều loại nhưng chúng đều có chung các triệu chứng rất phổ biến dưới đây:
    Các khớp xương lỏng lẻo, dễ trật khớp: Mô liên kết giữa các khớp không ổn định, lỏng lẻo quá mức khiến người bệnh thường xuyên đau khớp, trật khớp tay chân, có thể chấn thương cột sống. Bệnh mức độ nặng khiến khớp trật thường xuyên, ngay cả khi vận động nhẹ nhàng. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống.

    Da đàn hồi, căng giãn quá mức: Giống như các khớp, mô liên kết ở da cũng bị kéo căng quá mức trở nên mỏng manh, nhất là các vùng đầu gối, khủy tay… Khi dùng tay kéo giãn da vẫn có khả năng trở lại bình thường. Tay, chân của một số người có thể uốn cong đến 180 độ. Da bị tổn thương thường không lành lại được. Ví dụ, các mũi khâu dùng để đóng vết thương thường sẽ bị rách và để lại sẹo hở. Những vết sẹo này có thể trông mỏng và nhăn nheo. Năm 2017, anh Gary Stretch Turner ở nước Anh được ghi nhận là người có bộ da co giãn nhất thế giới do mắc hội chứng Ehlers-Danlos. Trước đó vào năm 2015, báo chí cũng đưa tin trường hợp về 4 mẹ con người Anh mắc hội chứng này, chứng minh cho tính di truyền của bệnh.

    Một số đặc điểm khác của EDS: bất thường van tim, cong vẹo cột sống, vấn đề về hô hấp do hạn chế của phổi, bệnh lý giác mạc, các bất thường về cơ xương bao gồm lùn, cong xương, dính khớp, giảm trương lực cơ,…
    Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau tùy theo từng người và tùy thuộc vào loại hội chứng Ehlers-Danlos cụ thể mà bạn mắc phải.

    Hội chứng Ehlers-Danlos mạch máu:
    Thường có đặc điểm khuôn mặt đặc biệt là mũi mỏng, môi trên mỏng, dái tai nhỏ và đôi mắt nổi bật. Họ cũng có làn da mỏng, mờ nên rất dễ bị bầm tím. Ở những người có làn da trắng, các mạch máu bên dưới có thể nhìn thấy rất rõ qua da.
    Hội chứng Ehlers-Danlos mạch máu có thể làm giãn động mạch chủ, cũng như các động mạch khác trên cơ thể. Những biến chứng này có thể dẫn đến dễ bị bầm tím, xuất huyết nội, thủng ruột hoặc đột quỵ. Khi mang thai, phụ nữ mắc hội chứng Ehlers-Danlos mạch máu có thể bị vỡ tử cung. Do đó, phụ nữ mắc bệnh này nên lưu ý khi mang thai, cần bác sĩ tư vấn, theo dõi sát sao vì ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.
    Năm 2020, Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp một bệnh nhi 7 tuổi, ngụ tỉnh Lạng Sơn, mắc hội chứng này phải nhập viện cấp cứu. Động mạch chủ của bệnh nhi phình lớn, có nguy cơ vỡ mạch máu bất cứ lúc nào. Bé được ê kíp bác sĩ thay van tim thành công, các chỉ số sức khỏe diễn biến tốt và xuất viện sau 43 ngày.


    Anh Gary Stretch Turner có bộ da co giãn nhất thế giới (Nguồn: Daily Sun)

    Chẩn đoán hội chứng Ehlers-Danlos

    Tiền sử gia đình mắc hội chứng Ehlers-Danlos, các triệu chứng lâm sàng như khớp lỏng lẻo, da bất thường giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bầm tím cũng là dấu hiệu lâm sàng của tình trạng chấn thương do các mao mạch dưới da mỏng manh cũng như cấu trúc da không toàn vẹn.
    Tuy nhiên, cũng có trường hợp khó chẩn đoán do đột biến mới de novo không di truyền từ gia đình và không có triệu chứng điển hình. Cơ xương khớp lỏng lẻo nên người mắc hội chứng này còn có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh lý cơ xương khớp. Lúc này, xét nghiệm đặc hiệu như sinh thiết da có thể giúp ích để  bác sĩ chẩn đoán chính xác. Trường hợp có tổn thương mạch máu, hình chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể phát hiện các tình trạng này.
    Các xét nghiệm di truyền trên mẫu máu của bạn có thể xác nhận chẩn đoán ở các dạng hội chứng Ehlers-Danlos hiếm gặp hơn và giúp loại trừ các vấn đề khác. Đối với hội chứng Ehlers-Danlos siêu di động, dạng phổ biến nhất, không có xét nghiệm di truyền.

    Hình chụp X-quang có thể phát hiện bất thường ở các khớp (Nguồn: Freepik)

    Điều trị hội chứng Ehlers-Danlos

    Chưa có phương pháp đặc hiệu để chữa khỏi bệnh này, nhưng có nhiều cách giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
    Vật lý trị liệu: Các mô liên kết ở khớp yếu, lỏng lẻo nên người bệnh dễ bị trật khớp hơn người bình thường. Các bài tập giúp tăng cường cơ bắp và ổn định khớp, vật lý trị liệu có thể tăng sức cơ quanh các khớp, hạn chế tổn thương. Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn các bài tập phù hợp với tình trạng cơ xương khớp, thể trạng tổng thể. Bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội để nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, cần cẩn thận với các hoạt động gây căng thẳng cho khớp để phòng tránh chấn thương.

    Cố định khớp, phẫu thuật: Bác sĩ khoa cơ xương khớp có thể chỉ định cho bệnh nhân cố định khớp hoặc phẫu thuật để sửa chữa các khớp tổn thương do bị trật quá nhiều lần hoặc để sửa các mạch máu bị vỡ. Phẫu thuật cũng có thể được cân nhắc dựa trên mức độ của bệnh nhân đang gặp phải vì hội chứng Ehlers-Danlos khiến vết thương khó lành, dễ để lại sẹo trên da.
    Bệnh nhân không có các biến chứng vỡ mạch máu thì tuổi thọ thường không rút ngắn, có thể như người bình thường. Trường hợp biến chứng nặng gây vỡ mạch máu lớn, tổn thương các cơ quan quan trọng làm tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, người có các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, chảy máu, xuất huyết… cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

    Sàng lọc hội chứng Ehlers-Danlos

    Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc hội chứng Ehlers-Danlos thì thăm khám và làm xét nghiệm di truyền rất quan trọng, đặc biệt trong quản lý thai kì. Xét nghiệm gen giúp bạn phòng ngừa đột biến gen di truyền có liên quan đến Ehlers-Danlos hoặc phát hiện các đột biến mới de novo.
    Hiện nay, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions đã phát triển thành công xét nghiệm NIPT mới – triSure Procare có thể sàng lọc sớm hội chứng Ehlers-Danlos từ tuần thứ 9-10 của thai kỳ.
    Đây là xét nghiệm NIPT đầu tiên của Việt Nam sử dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới với độ phủ sâu để phát hiện đồng thời nhiều bất thường di truyền trên DNA ngoại bào của thai nhi (cell-free DNA). triSure Procare sàng lọc toàn diện các loại bất thường di truyền nguy hiểm gồm 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội do đột biến mới de novo gây ra cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ.

    Sàng lọc hội chứng Ehlers-Danlos với xét nghiệm triSure Procare

    Các thai phụ có nguy cơ cao như chồng lớn hơn 40 tuổi, gia đình có người bị rối loạn di truyền, siêu âm có bất thường như độ mờ da gáy tăng đơn độc trong quý 1 thai kỳ <3.5mm nhưng không muốn làm xét nghiệm xâm lấn… có thể thực hiện triSure Procare. Thai phụ được tích hợp 3 xét nghiệm gen trong 1 với chỉ một lần lấy mẫu máu (khoảng 10ml) duy nhất nên vô cùng tiện lợi.
    Đáng chú ý, triSure Procare được giới chuyên môn đánh giá cao, cho kết quả sàng lọc 25 bệnh di truyền trội đơn gen cho thai đạt độ nhạy 96,7% và độ đặc hiệu đến 99%. Phương pháp tầm soát này không xâm lấn, độ chính xác và an toàn cao nên thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm.

    Tư vấn di truyền

    EDS có thể di truyền theo kiểu trội và lặn:
    EDS di truyền kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường: Người ta ước tính rằng khoảng 50% số người bị bệnh có cha mẹ mắc bệnh và khoảng 50% số người bị ảnh hưởng mắc hội chứng này do một biến thể gây bệnh de novo. Mỗi đứa trẻ của một cá nhân bị bệnh có 50% cơ hội thừa hưởng biến thể gây bệnh và biểu hiện bệnh. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.

    EDS di truyền kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường: Đột biến được di truyền từ cả cha và mẹ. Đối với những cặp vợ chồng cùng mang đột biến gen lặn thể ẩn gây EDS thì khả năng sinh con mang cả hai đột biến và biểu hiện bệnh là 25%.
    Khi biến thể gây bệnh đã được xác định ở một thành viên mắc hội chứng Ehler Danlos trong  gia đình, xét nghiệm di truyền tiền sinh và trước khi cấy phôi có thể được thực hiện.

    Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm triSure NIPT tại Gene Solutions, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0287 101 8688. 

    Theo dõi Fanpage triSure NIPT – Gene Solutions và tham gia Cộng đồng Hội các mẹ bầu làm NIPT triSure – Gene Solutions để cùng thảo luận, giải đáp các thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc trước sinh và chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng bác sĩ Sản khoa – Di truyền hàng đầu. 

    Nguồn tham khảo:
    1. Mayoclinic, Ehlers-Danlos syndrome, Retrieved from 

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ehlers-danlos-syndrome/symptoms-causes/syc-20362125
    2. NHS, Ehlers-Danlos syndromes,  Retrieved from  

    https://www.nhs.uk/conditions/ehlers-danlos-syndromes/
    3. Medline Plus, Ehlers-Danlos syndrome, Retrieved from   

    https://medlineplus.gov/genetics/condition/ehlers-danlos-syndrome/
    4. Dailysun, Man with the Stretchiest skin in the world!,  Retrieved from 

    https://www.snl24.com/dailysun/lifestyle/man-with-the-stretchiest-skin-in-the-world-20211209

     

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền