Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Hội chứng LEOPARD

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Hội chứng LEOPARD là gì?

    Hội chứng LEOPARD được Zeiler và Becker báo cáo lần đầu tiên vào năm 1936. Đến năm 1969, Gorlin và cộng sự tổng hợp các rối loạn và gọi là hội chứng LEOPARD.  Các đặc điểm chính của bệnh bao gồm nhiều nốt ruồi, dị dạng khuôn mặt, chậm phát triển, tim và cơ quan sinh dục bất thường, điếc. Hội chứng LEOPARD được đặt tên dựa trên từ viết tắt của nhiều triệu chứng trong tiếng Anh bao gồm:
    L (Lentigines): nhiều vết nám, tàn nhang, đồi mồi hoặc nốt ruồi màu nâu, đen trên cơ thể. 
    E (Electrocardiographic conduction abnormalities): Rối loạn dẫn truyền điện tim.
    O (Ocular hypertelorism): Khoảng cách của hai mắt xa nhau. 
    Pulmonary stenosis: Hẹp động mạch phổi (là tình trạng do tắc nghẽn dòng máu từ tâm thất phải đến động mạch phổi. Sự tắc nghẽn này là do thu hẹp tại một hoặc nhiều điểm từ tâm thất phải đến động mạch phổi.). 
    A (Abnormal genitalia): Bất thường ở bộ phận sinh dục, chủ yếu ở nam giới.
    R (Retardation of growth): Cơ thể chậm tăng trưởng và phát triển, vóc dáng thấp bé. 
    D (Deafness): Điếc.
    Theo thông tin đăng tải trên Thư viện Y khoa Mỹ, có khoảng 200 ca mắc hội chứng Leopard được báo cáo trên thế giới. Năm 1984, Colomb và Morel đã báo cáo những phát hiện sau ở 38 bệnh nhân mắc hội chứng LEOPARD với triệu chứng đồi mồi (100%), các bất thường về điện tâm đồ (80%), các bất thường về xương (60%), chứng tăng huyết áp (50%), tầm vóc thấp bé (42%), tâm thần. chậm phát triển (35%), bất thường ở cơ quan sinh dục nam (29%) và điếc (27%).
    Năm 2021, Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc hội chứng này là bệnh nhi 8 tuổi ở Tiền Giang do đột biến gen PTPN11, không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

    Bé gái 5 tuổi có nhiều vết tàn nhang trên da do mắc hội chứng LEOPARD (Nguồn: Thư viện Y khoa Mỹ)

    Nguyên nhân gây ra hội chứng LEOPARD

    Hội chứng LEOPARD do rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường ở gen PTPN11 và RAF1. Gen PTPN11 nằm trên nhiễm sắc thể số 12, cung cấp hướng dẫn tạo ra một protein gọi là SHP-2, có chức năng điều chỉnh đường truyền tín hiệu RAS/MAPK. Đường tín hiệu RAS/MAPK liên quan đến có liên quan đến tăng trưởng, biệt hóa tế bào.
    Giống như gen PTPN11, gen RAF1 nằm trên nhiễm sắc thể số 3, cũng cung cấp hướng dẫn tạo ra một protein trong đường tín hiệu RAS/MAPK.
    Thông tin đăng tải trên Thư viện Y khoa Mỹ cho thấy, trong khoảng 85% trường hợp, đột biến nghĩa dị hợp tử được phát hiện ở exon 7, 12 hoặc 13 của gen PTPN11. Nếu cha hoặc mẹ mắc hội chứng này thì nguy cơ di truyền cho con cái khoảng 50%.
    Sự xuất hiện của các đột biến gen mới (de novo) không có liên quan đến DNA của cha mẹ cũng có thể khiến trẻ sinh ra mắc hội chứng LEOPARD.

    Triệu chứng hội chứng LEOPARD

    Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm nhiều đốm nâu trên da, bất thường điện tâm đồ, tăng nhãn áp, bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp phổi, cơ quan sinh dục (nam) bất thường, chậm phát triển và điếc.
    Nhiều nốt tàn nhang, vết nám trên cơ thể do tăng sắc tố da là đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng LEOPARD và xảy ra ở hơn 90% bệnh nhân, chủ yếu là ở vùng mặt, cổ, phần trên của cơ thể. Một số người bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn tay và chân, lòng mắt. Chúng thường xuất hiện từ khi mới sinh ra, có màu sẫm (có thể đậm hơn và lan rộng dần theo tuổi tác), phẳng và hơi nhô lên trên da, đường viền rõ, kích thước có thể từ 2mm đến 5mm, có thể tăng lên 1 – 1,5cm. Người bệnh có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đốm nâu sẫm với nhiều kích thước to, nhỏ dày đặc trên da.

    Các đặc điểm trên da ở các bệnh nhân mắc hội chứng LEOPARD (Nguồn: Thư viện Y khoa Mỹ)

    Bên cạnh các đặc điểm về da, người bệnh cũng có các triệu chứng khác như ở tim, tai, mắt, bộ phận sinh dục…
    Mặt của người bệnh cũng có thể khác hơn so với người bình thường như khoảng cách hai mắt cách xa nhau.
    Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng về tim phổ biến nhất ngoài hẹp phổi. Theo thông tin đăng tải trên Sciencedirect, có tới 85% những người mắc hội chứng LEOPARD có bất thường về tim, chủ yếu là bệnh cơ tim phì đại. Đây là một rối loạn bẩm sinh hoặc mắc phải được đặc trưng bởi phì đại tâm thất rõ rệt kèm theo rối loạn chức năng tâm trương.
    Theo thông tin đăng tải trên Thư viện Y khoa Mỹ, khoảng 50% nam giới mắc hội chứng này bị tình trạng tinh hoàn ẩn, một số trường hợp lỗ tiểu thấp và thiểu sản bộ phận sinh dục. Các bất thường ở bộ phận sinh dục thường xảy ra ở nam giới mắc bệnh. Tuy nhiên, ở nữ giới cũng có xảy ra trường hợp bất thường buồng trứng, chậm dậy thì nhưng tỷ lệ rất ít.
    Một số bệnh nhân có thể bị thiểu năng trí tuệ ở mức nhẹ, chiếm khoảng 30% trường hợp, rất hiếm trường hợp nặng.
    Tỷ lệ điếc được ghi nhận ở khoảng 15-25% bệnh nhân, với hầu hết trường hợp được chẩn đoán từ khi mới sinh hoặc trong thời thơ ấu.
    Dấu hiệu khác của bệnh là ngực lõm.

    Chẩn đoán hội chứng LEOPARD

    Bác sĩ có thể thực hiện các đánh giá, xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh:
    – Điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim để kiểm tra tim.
    – Kiểm tra thính lực.
    – Chụp CT não.
    – Chụp X-quang sọ.
    – Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone nhất định.
    – Lấy một lượng nhỏ da để kiểm tra, sinh thiết da.

    Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng da để chẩn đoán bệnh (Nguồn: Freepik)

    Điều trị hội chứng LEOPARD

    Do hội chứng này tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên cần sự phối hợp của các bác sĩ liên chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng các bác sĩ sẽ đưa ra các kế hoạch giúp người bệnh giảm triệu chứng và biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
    Các bác sĩ nội tiết, da liễu có thể kiểm tra và tư vấn cho người bệnh cách chăm sóc da. Các bác sĩ tim mạch, hô hấp, tai mũi họng, nam khoa có thể phối hợp để điều trị các vấn đề liên quan đến tim, phổi, thính lực, bất thường sinh dục. Khi hội chứng LEOPARD gây ra bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân.
    Điều may mắn là bệnh nhân mắc hội chứng LEOPARD thường có tuổi thọ bình thường. Những trường hợp nặng có thể tử vong liên quan đến các bất thường về cơ quan nội tạng như hẹp lỗ động mạch phổi van động, cơ tim phì đại.

    Tầm soát sớm hội chứng LEOPARD

    Tư vấn di truyền là biện pháp được khuyến nghị cho những gia đình có thành viên mắc hội chứng LEOPARD. Bên cạnh đó, những người làm cha lớn tuổi, từ tuổi 40 trở lên cũng được khuyên thực hiện các xét nghiệm di truyền vì các đột biến mới de novo xuất hiện ở trẻ tỷ lệ thuận với độ tuổi của người cha.
    Trong khi mang thai, người mẹ có thể thực hiện xét nghiệm triSure Procare để sàng lọc sớm hội chứng LEOPARD và nhiều dị tật di truyền khác như: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ.


    Sàng lọc hội chứng LEOPARD với xét nghiệm triSure Procare

    Bên cạnh lợi ích thiết thực, giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả cho trẻ sau sinh hoặc có phương án quản lý thai kỳ tốt hơn, khi thực hiện triSure Procare, thai phụ sẽ được tư vấn kỹ càng và được hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm, đặc biệt là nếu kết quả “dương tính”. Chẳng hạn: tư vấn và hỗ trợ chi phí chọc ối, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán CNVSure, miễn phí xét nghiệm gen cho chồng để xác định đột biến của thai là đột biến mới xuất hiện, hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán cho thai hoặc bé sau sinh để chẩn đoán xác định khi kết quả sàng lọc “dương tính”…

    Tư vấn di truyền

    Nếu một trong hai bên cha mẹ bị bệnh, nguy cơ sanh con bị bệnh là 50%. Cho đến nay, đột biến tế bào mầm và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường vẫn chưa được báo cáo. Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
    Xét nghiệm phân tử nên sàng lọc gen PTPN11 trước tiên và sau đó là sàng lọc gen RAF1 ở những cá thể âm tính PTPN11.

    Nguồn tham khảo:
    1. Dermnet, Noonan syndrome with multiple lentigines, Retrieved from    

    https://dermnetnz.org/topics/noonan-syndrome-with-multiple-lentigines
    2. Sciencedirect, LEOPARD Syndrome, Retrieved from   

    https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/leopard-syndrome
    3. Tổ chức quốc gia về các chứng rối loạn hiếm gặp Mỹ, Noonan Syndrome with Multiple Lentigines. Retrieved from   

    https://rarediseases.org/rare-diseases/leopard-syndrome/
    4. Thư viên Y khoa Mỹ, Leopard syndrome. Retrieved from   

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2467408/
    5. orpha.net, Noonan syndrome with multiple lentigines, Retrieved from 

     https://www.orpha.net/consor/cgi-bin/Disease_Search.php?lng

    6. Escholarship, Leopard Syndrome, Retrieved from  

    https://escholarship.org/uc/item/4p76479r

     

     

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền