Search

Hội chứng Rett

Hội chứng Rett là gì?

Hội chứng Rett là một chứng rối loạn phát triển thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng nói, đi lại, ăn uống hoặc thở và làm thoái hoá dần các kỹ năng vận động, ngôn ngữ. Đây là bệnh di truyền hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/10.000–12.000 bé gái, thuộc các chủng tộc khác nhau.

Nam giới mắc hội chứng Rett hiếm sống sót vì họ chỉ có một nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể trưởng thành do những lý do như: phôi mang thể khảm, hội chứng Klinefelter, sự sao chép của gen MECP2.

Nguyên nhân hội chứng Rett

Hầu hết người mắc hội chứng Rett là do đột biến gen MECP2, nằm trên nhiễm sắc thể X ( Xq28). Đột biến này gây ra sự thiếu hụt chức năng protein, khiến các tế bào trong não và những cơ quan khác không thể thực hiện các chức năng bình thường, bao gồm cả việc kết nối giữa các dây thần kinh.

Ở nam giới, vì chỉ có một nhiễm sắc thể X nên  hội chứng Rett thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết các bé trai đều tử vong trước khi sinh hoặc khi còn nhỏ.

Hội chứng Rett thường xảy ra ngẫu nhiên. Khả năng di truyền từ cha mẹ khỏe mạnh sang con là dưới 1% .

Triệu chứng hội chứng Rett

Hội chứng Rett tiến triển theo bốn giai đoạn nhưng không phải ai cũng đều trải qua đủ 4 cột mốc này.

Giai đoạn I: bắt đầu khi trẻ được 6 đến 18 tháng. Trẻ biểu hiện sự phát triển chậm lại một cách tinh vi, chẳng hạn như chậm bò hoặc thiếu giao tiếp bằng mắt.

Giai đoạn II: thường xảy ra ở độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi. Trẻ có thể mất một số kỹ năng ngôn ngữ và khả năng sử dụng tay. Một số trẻ cũng có những hành vi giống tự kỷ và thiếu hứng thú với việc giao tiếp xã hội.

Giai đoạn III: xảy ra ở độ tuổi từ 2 đến 10 và có thể kéo dài trong nhiều năm. Hành vi của trẻ có thể cải thiện nhưng chúng có thể mất chức năng vận động. Động kinh cũng thường gặp trong giai đoạn này.

Giai đoạn IV có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau giai đoạn III. Trẻ em thường mất một số kỹ năng đi lại, khả năng vận động và sức mạnh cơ bắp. Nhưng ở giai đoạn này, hầu hết bệnh nhân vẫn giữ được khả năng giao tiếp và tư duy.

Nhìn chung, triệu chứng của hội chứng Rett có thể từ nhẹ đến nặng nhưng chúng đều có cùng các dấu hiệu rất phổ biến dưới đây:

Thiếu vận động thể chất: Trẻ mắc hội chứng Rett thường không thể lăn, sử dụng tay hoặc đá chân một cách tích cực như những trẻ bình thường. Điều này có thể bắt đầu vào khoảng 1 tuổi hoặc sớm hơn.

Thiếu giao tiếp bằng mắt: Đây là một trong những triệu chứng sớm nhất và có thể bắt đầu trước 1 tuổi. Dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

Hội chứng Rett 1
Trẻ có xu hướng không giao tiếp bằng mắt, mất hứng thú với mọi người (Nguồn: Freepik)

Thiếu tương tác xã hội: Trẻ có thể mất hứng thú giao tiếp hoặc tương tác với mọi người, không thể hiện sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên kích động hoặc sợ hãi khi vắng mặt cha mẹ.

Thiếu khả năng giải quyết vấn đề: Trẻ gặp khó khăn trong việc học cách giải quyết vấn đề và tiếp cận những thách thức nhỏ hay lớn bằng sự thụ động hoặc nóng nảy.

Suy giảm ngôn ngữ: Trẻ thường nói ở mức độ của trẻ 2-3 tuổi trong suốt cuộc đời và chỉ có thể hiểu được những lời nói hoặc hướng dẫn đơn giản.

Mất các cử động tay có mục đích: Trẻ thường duy trì sức mạnh vận động bình thường nhưng chuyển động tay trở nên ngẫu nhiên và không kiểm soát được thay vì có chủ ý. Ngoài ra, trẻ cũng có thể thực hiện các động tác vặn, gõ, vỗ tay, cọ xát hoặc bóp tay lặp đi lặp lại.

Khó khăn khi đi bộ: Trẻ khó khăn khi đi lại và giữ thăng bằng. Nếu chúng phải đi, chân sẽ dễ bị kiễng khi đi bộ hoặc bước đi không vững và rộng, chân cứng.

Mất cảm giác ngon miệng và vấn đề ăn uống: Trẻ có thể gặp khó khăn khi nhai và nuốt. Đôi khi chúng đói và ăn nhiều hơn bình thường nhưng chỉ trong vài tuần và không kéo dài.

Sự khác biệt về thể chất: Trẻ mắc hội chứng Rett có chiều cao và cân nặng thấp hơn mức trung bình so với độ tuổi của chúng, thậm chí chu vi vòng đầu cũng nhỏ hơn.

Vấn đề về giấc ngủ: Trẻ có xu hướng thức giấc vào ban đêm, la hét hoặc cười quá nhiều trong khi ngủ. Trẻ lớn hơn có xu hướng dễ bị co giật khi ngủ hoặc ngủ quên vào ban ngày.

Vấn đề về hô hấp: Thông thường, trẻ mắc hội chứng Rett có thể có những cơn thở chậm hoặc nhanh. Điều này thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi trẻ có thể cần hỗ trợ hô hấp.

Hội chứng Rett 3
Trẻ mắc hội chứng Rett thường có dấu hiệu cong vẹo cột sống (Nguồn: Freepik)

Chứng vẹo cột sống: Trẻ mắc bệnh thường có cột sống bị cong sang một bên, bắt đầu khi trẻ từ 8-11 tuổi và trở nên nặng hơn theo tuổi tác. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể cần phải phẫu thuật.

Chẩn đoán hội chứng Rett

Hội chứng Rett được chẩn đoán bằng cách kết hợp khai thác triệu chứng, kết quả xét nghiệm di truyền, xét nghiệm máu, MRI não, điện tâm đồ và khám thực thể. Phân tích di truyền và xác định nhiễm sắc thể cũng có thể được sử dụng để phát hiện đột biến gây ra tình trạng này.

Hội chứng Rett xảy ra do đột biến de-novo. Do đó, cha mẹ có thể chẩn đoán trước khi sinh qua xét nghiệm ADN để tìm hiểu xem thai nhi đang phát triển có đột biến gen MECP2, CDKL5 và FOXG1 hay không.

Phương pháp điều trị hội chứng Rett

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị. Tuy nhiên, trẻ có thể được chỉ định dùng các phương pháp kiểm soát các triệu chứng trong suốt đời. Các phương án điều trị hội chứng Rett gồm:

Dùng thuốc: Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như co giật, cứng cơ và các vấn đề về giấc ngủ, hô hấp, tim hoặc đường tiêu hóa.

Vật lý trị liệu: Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, giải pháp sử dụng nẹp hoặc bó bột có thể hỗ trợ tay hoặc khớp. Ngoài ra, các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh di chuyển, đi lại tốt hơn, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và tính linh hoạt. Các thiết bị hỗ trợ như xe tập đi hoặc xe lăn cũng có thể hữu ích.

Hội chứng Rett 5
Phương pháp trị liệu ngôn ngữ bằng bảng hình ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ trực quan sẽ giúp trẻ cải thiện giao tiếp (Nguồn: Freepik)

Trị liệu ngôn ngữ: Nếu con bạn gặp khó khăn khi nói chuyện, cách cải thiện ngôn ngữ qua hình ảnh, phương tiện đồ chơi có thể giúp bé dần học được cách giao tiếp và hòa nhập xã hội.

Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng để trẻ khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng xã hội, thể chất và tinh thần tốt hơn. Trường hợp trẻ bị động kinh, mẹ nên xây dựng chế độ ăn nhiều calo, ít carbohydrate (ketogen) để giúp duy trì đủ cân nặng và kiểm soát cơn co giật. Nếu trẻ dễ bị nghẹn thức ăn hoặc nôn, bác sĩ có thể chỉ định ăn qua ống đặt vào bụng.

Tư vấn di truyền

Hội chứng Rett là bệnh lý di truyền trội liên kết X. Hơn 99% trường hợp mắc hội chứng Rett xảy ra ở người không có tiền sử bệnh trong gia đình, chủ yếu do đột biến mới (de novo) liên quan đến gen MECP2. Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
Nếu một người mắc hội chứng Rett, khi sinh con sẽ có 50% khả năng di truyền bệnh sang con. Trong trường hợp mẹ là người mắc hội chứng Sotos, nếu mang thai tự nhiên nên cân nhắc các phương pháp chẩn đoán trước sinh (như sinh thiết gai nhau – CVS, chọc dò nước ối) để chẩn đoán bệnh cho thai. Hoặc bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF và chẩn đoán di truyền phôi PGD/PGT – M.
Tuy nhiên phần lớn hội chứng Rett do các đột biến mới (de novo) xảy ra trong quá trình tạo phôi, nên các cặp vợ chồng trong thời gian mang thai có thể chủ động làm xét nghiệm sàng lọc NIPT sớm ngay từ tuần thứ 9 để đánh giá nguy cơ bị hội chứng Rett ở thai nhi.

Tầm soát sớm hội chứng Rett

Theo Tổ chức Hội chứng Rett Quốc tế (Mỹ), nếu gia đình có một đứa con mắc hội chứng Rett, khả năng đứa trẻ khác mắc chứng rối loạn này là rất nhỏ – thậm chí ít hơn 1%. Tuy nhiên, gia đình vẫn có thể xét nghiệm đột biến gen trước khi quyết định sinh em bé hoặc tầm soát sớm ngay trong thai kỳ.

Hiện tại, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions đã triển khai xét nghiệm NIPT mới – triSure Procare có thể sàng lọc sớm hội chứng Rett từ tuần thai thứ 9 trở đi​.

triSure Procare là xét nghiệm NIPT sàng lọc toàn diện, gồm: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NIPT truyền thống), 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ (Carrier) và 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội do đột biến mới de novo gây ra (NIPT đơn gen). Đặc biệt, NIPT đơn gen đạt độ nhạy 96,7% và độ đặc hiệu đến 99%.

Những thai phụ muốn sàng lọc toàn diện cho con, có chồng trên 40 tuổi ở thời điểm mang thai, tiền sử gia đình có người bị rối loạn di truyền, siêu âm có bất thường như độ mờ da gáy tăng đơn độc trong quý 1 thai kỳ <3.5 mm nhưng không muốn làm xét nghiệm xâm lấn… có thể thực hiện xét nghiệm triSure Procare.

Quy trình xét nghiệm triSure Procare khá đơn giản, thai phụ chỉ cần lấy 10ml máu lúc thai tròn 9 tuần. Sau đó, mẫu máu sẽ được giải trình tự DNA ngoại bào với công nghệ NGS độ phủ sâu để phát hiện nhiều bất thường di truyền của thai nhi và trả kết quả sau 7 ngày.

Nguồn:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rett-syndrome/symptoms-causes/syc-20377227 
https://www.webmd.com/brain/autism/rett-syndrome 
https://www.news-medical.net/health/What-is-Rett-Syndrome.aspx 
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/6089-rett-syndrome   
https://rarediseases.org/rare-diseases/rett-syndrome/ 

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Facebook
X
LinkedIn
Slide 1 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 2 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 3 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội dung bài viết

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !