Nhắc đến ung thư phổi, ai cũng nghĩ ngay đến nguyên nhân chủ yếu là hút thuốc lá. Điều này đúng, nhưng chưa đủ để giải thích tại sao nhiều người chưa từng hút thuốc mà vẫn mắc bệnh.
Ung thư phổi là bệnh lý ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam và nữ tại Việt Nam, với 26.262 người mắc mới và 25.272 người tử vong riêng trong năm 2020 (Globocan)1.
Hút thuốc liên quan đến 80 – 90% số ca tử vong do ung thư phổi, theo số liệu của CDC Mỹ. Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết do ung thư phổi cao gấp 15 – 30 lần người không hút thuốc2.
Đa số các ca tử vong do ung thư phổi đều liên quan đến thuốc lá. Ảnh: Shutterstock
Nhưng bên cạnh đó, cũng tại Mỹ, mỗi năm có đến 20% tổng số người chết vì ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc hoặc sử dụng bất kỳ dạng thuốc lá nào – theo thông tin từ Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS)3.
Nghiên cứu của Trung tâm Y khoa Truman (Missouri, Mỹ) ghi nhận tỉ lệ ung thư phổi ở người không hút thuốc đang gia tăng, và có xu hướng phổ biến hơn ở phụ nữ. Trong số các nữ bệnh nhân ung thư phổi trên thế giới, có hơn 50% không hút thuốc. Số liệu tương ứng ở nam là 15 – 20%.
Tại châu Á, tỉ lệ nữ bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc lên đến 60 – 80%4.
Theo ACS Mỹ, nguyên nhân gây ung thư phổi ở người không hút thuốc bao gồm:
✓ Khói:
Trong khói thuốc chứa hơn 7.000 hoá chất, trong đó có 250 chất gây hại và 70 chất gây ung thư. Hút thuốc lá thụ động cũng gây hại không kém hút thuốc lá chủ động. Cứ 4 người Mỹ không hút thuốc thì có 1 người hút thuốc lá thụ động, và mỗi năm có khoảng 7.000 bệnh nhân ung thư phổi tử vong do hút thuốc thụ động (CDC)5.
Phụ nữ không hút thuốc vẫn có khả năng mắc ung thư phổi cao từ người chồng nghiện hút, hoặc từ thói quen nấu ăn hàng ngày. Phân tích tổng hợp 37 nghiên cứu chứng minh phụ nữ không hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 24% so với nhóm đối chứng, nếu bạn đời của họ hút thuốc6.
Khói nấu ăn cũng có thể góp phần tăng tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ. Một nghiên cứu từ châu Á cho thấy phụ nữ nấu ăn bằng than có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 5 lần so với những người không nấu ăn. Ngoài ra, dầu ăn còn dẫn đến sự hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), cũng là một chất gây ung thư7.
✓ Khí radon: Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), hít phải khí radon chính là nguyên nhân thứ hai gây bệnh ung thư phổi8. Radon là chất khí phóng xạ có trong môi trường, nhà ở, nơi làm việc… Với đặc tính không màu sắc, không mùi vị, radon rất khó nhận biết. Khi con người hít phải, khí radon lắng đọng trên các tế bào lót đường hô hấp, làm hỏng DNA và gây ung thư phổi.
✓ Tác nhân gây ung thư tại nơi làm việc: amiăng, thạch tín, khí thải động cơ diesel, một số dạng silica và crom. Theo CDC Mỹ, các tác nhân này có thể gây ra nguy cơ ung thư phổi cho người tiếp xúc thậm chí còn cao hơn cả hút thuốc9.
✓ Đột biến gen: nghiên cứu Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) trên những bệnh nhân ung thư phổi không có tiền sử hút thuốc lá đã phát hiện phần lớn khối u được phát sinh từ sự tích tụ của các đột biến. Đây là quá trình diễn ra một cách tự nhiên trong cơ thể con người10.
✓ Di truyền: Theo ACS, ung thư phổi cũng có khuynh hướng tăng lên nếu có người thân trực hệ mắc bệnh11.
Như vậy, hút thuốc lá là nguyên nhân chính, chứ không phải duy nhất gây ra ung thư phổi. Các yếu tố khác đều khó nhận thấy, khiến nhiều người chủ quan, dẫn đến phát hiện muộn căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ung thư phổi rất đa dạng. Ảnh: Shutterstock.
Để phòng tránh ung thư phổi hiệu quả, Bệnh viện K12 khuyến nghị:
– Không hút thuốc chủ động hay thụ động
– Dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ
– Khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng ho kéo dài, đau ngực…
– Tầm soát ung thư phổi hàng năm
Trong đó, tầm soát ung thư phổi là cách phòng chống bệnh chủ động, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, điều trị hiệu quả.
TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Phó trưởng bộ môn ung thư, ĐH Y Dược TP.HCM, nhấn mạnh: “Đối với ung thư, nếu chúng ta tầm soát, phát hiện sớm thì rõ ràng được lợi ích cho cả đôi bên. Người bệnh có khả năng trị khỏi hoàn toàn, tiết kiệm chi phí; phần việc của y bác sĩ cũng nhẹ nhàng hơn nhiều”.
TS.BS Nguyễn Hữu Phúc (phải) và TS. Trần Lê Sơn tại buổi Tư vấn trực tuyến do Gene Solutions và VnExpress tổ chức. Ảnh: Thanh Tùng.
Trong các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay, công nghệ SPOT-MAS do Gene Solutions phát triển sở hữu nhiều ưu điểm: không xâm lấn, tầm soát cùng lúc 5 loại ung thư chỉ trong một lần thu máu (ung thư gan, phổi, vú, dạ dày và đại trực tràng). SPOT-MAS dựa trên nền tảng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, thực hiện nhanh chóng, chính xác, giá cả hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân tầm soát ung thư một cách dễ dàng, biến nó thành thói quen chăm sóc sức khoẻ.
TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM – nhận định: “Phương pháp SPOT-MAS được kỳ vọng là cuộc cách mạng trong tầm soát sớm các loại ung thư”.
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước phát triển như Mỹ13, Anh14, Úc15 cũng gửi gắm hy vọng nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dựa vào các phương pháp phát hiện sớm từ gene.
Nguồn: