Loạn sản sụn Achondroplasia là gì?
Ban đầu, thuật ngữ “Achondroplasia” được dùng để chỉ chung cho cho các trường hợp bệnh nhân “Rối loạn dạng lùn ngắn chi” (những bất thường di truyền trong sự phát triển của mô liên kết, xương và/hoặc sụn, gây ra tình trạng lùn và sự tăng trưởng không đều của thân và chi) vì những triệu chứng này xuất hiện rất phổ biến. Sau nhiều thập kỷ, tiêu chuẩn chẩn đoán đã có những bước tiến mới, phân biệt chứng loạn sản sụn với nhiều loại khác nhau.
Theo nghiên cứu Bệnh học về rối loạn xương di truyền (Unger và cộng sự 2023), Achondroplasia được gọi là chứng loạn sản sụn liên quan đến gen FGFR3 và được đưa vào nhóm chứng loạn sản sụn FGFR3. Trong đó, FGFR3 là gen chịu trách nhiệm điều chỉnh sự phát triển và phân chia tế bào trong xương dài. Khi gen này bị đột biến, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của xương dài trong cơ thể, dẫn đến tình trạng ngắn chi và cấu trúc xương không bình thường.
Thông thường, trong hơn 80% trường hợp, Achondroplasia xảy ra do đột biến ngẫu nhiên trong gen hoặc mới phát sinh chứ không phải do di truyền từ cha mẹ (loại đột biến này còn được biết đến với tên gọi là de novo). Nhiều nghiên cứu cho thấy, đột biến mới de novo ở thai gia tăng theo tuổi cha (không liên quan đến tuổi mẹ), nghĩa là cha càng lớn tuổi (> 40 tuổi), nguy cơ sinh con mắc bệnh di truyền trội do đột biến de novo cũng cao hơn. Vì vậy, một đứa trẻ mắc chứng loạn sản sụn có thể được sinh ra từ cha mẹ khỏe mạnh và không có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này. Chỉ có 20% người bị chứng loạn sản sụn có cha hoặc mẹ bị bệnh.
Loạn sản sụn Achondroplasia là tình trạng bất thường xảy ra phổ biến nhất trong quá trình phát triển xương (loạn sản xương) với tỷ lệ được ước tính là 1:26.000-1:28.000 ca sinh sống (Waller và cộng sự 2008).
Nguyên nhân và cơ chế dẫn đến loạn sản sụn Achondroplasia?
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra chứng Achondroplasia là do đột biến gen FGFR3. Gen này có nhiệm vụ tạo ra một loại protein hỗ trợ quá trình phát triển xương và sự phân chia tế bào trong các vùng tăng trưởng xương. Đột biến này gây ra sự tăng hoạt động của protein FGFR3, dẫn đến sự ức chế tăng trưởng xương. Kết quả là ảnh hưởng đến quá trình cốt hóa nội bào, dẫn đến giảm tuyến tính sự phát triển của xương và các chức năng khác. Quá trình bệnh lý này thường tránh được sự cốt hóa trong màng, xảy ra ở các xương phẳng như xương trong hộp sọ (ngoại trừ nền sọ), mặt và xương đòn.
Nguyên nhân gây ra chứng Achondroplasia là do đột biến gen FGFR3 (Nguồn: emaze)
Triệu chứng và vấn đề sức khỏe của loạn sản sụn Achondroplasia?
Những người bị loạn sản sụn Achondroplasia thường có những đặc điểm chính như sau:
1. Chiều cao ngắn
Người bị Achondroplasia thường có chiều cao ngắn hơn so với người bình thường. Trung bình, chiều cao của họ dao động từ 130 đến 137 cm. Điều này do sự rút ngắn các vùng tăng trưởng xương trong cơ thể.
2. Vùng cổ và chân ngắn
Các vùng xương cổ và chân của người bị Achondroplasia thường ngắn hơn và không phát triển đầy đủ. Điều này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến việc di chuyển và vận động.
3. Đầu lớn và khuôn mặt đặc trưng
Người bị loạn sản sụn Achondroplasia thường có đầu lớn hơn so với kích thước bình thường và có một số đặc điểm khuôn mặt như khoảng cách giữa hai mắt hẹp và khoảng cách giữa trán và mũi rất gần nhau.
Một số triệu chứng của Achondroplasia (Nguồn: netterimages)
4. Các vấn đề về sức khỏe khác
Loạn sản sụn Achondroplasia có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác như hô hấp, thính giác và lưu thông máu. Hạn chế chức năng hô hấp có thể xảy ra, bao gồm việc có nhu cầu oxy hóa cao hơn và không đủ không gian cho phổi phát triển. Vấn đề về việc nghe thường liên quan đến việc bị suy giảm thính lực và viêm tai giữa. Vấn đề lưu thông máu bao gồm tắc nghẽn động mạch vành và cao huyết áp, cũng cao hơn so với người bình thường.
Các phương pháp điều trị loạn sản sụn Achondroplasia
Mặc dù chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn Achondroplasia, nhưng có một số phương pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh này. Có thể kể đến như:
Theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát: Điều này bao gồm kiểm tra định kỳ, xét nghiệm và theo dõi các vấn đề liên quan đến sức khỏe như hô hấp, cột sống…
Điều trị các vấn đề liên quan đến cột sống: Như đã đề cập ở trên, Achondroplasia có thể gây ra một số vấn đề về cột sống như bị uốn cong (scoliosis) hoặc trượt đĩa đệm. Để điều trị, người bệnh có thể dùng đai hỗ trợ, thuốc giảm đau, hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Điều trị các vấn đề liên quan đến chi dưới: Achondroplasia thường gây ra các vấn đề về chi dưới như dạng chân cong (bowlegs) hoặc dạng chân lớn (genu varum). Để điều trị các vấn đề này, có thể sử dụng đai hỗ trợ hoặc phẫu thuật để điều chỉnh hình dạng và định hình chi dưới.
Hỗ trợ tâm lý và giáo dục: Điều này bao gồm cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn về cách quản lý tình trạng sức khỏe và hỗ trợ tâm lý nhằm giúp bệnh nhân và gia đình vượt qua các khó khăn, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể.
Chẩn đoán và sàng lọc bệnh loạn sản sụn Achondroplasia
Chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức trên lâm sàng cho chứng loạn sản sụn Achondroplasia; chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm sinh học phân tử thường có thể được thực hiện với một số đặc điểm gợi ý nhất định trên lâm sàng và X quang cụ thể.
Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh như chiều cao ngắn, đường kính đầu lớn hơn bình thường, tỷ lệ vòng tay và chân không đồng đều, cánh tay ngắn và các vấn đề khác liên quan đến xương.
Xét nghiệm y học: Xét nghiệm máu có thể kiểm tra các biểu hiện của gen FGFR3. Các đột biến trong gen này được biết đến là nguyên nhân chính của Achondroplasia. Xét nghiệm máu có thể bao gồm xác định một đột biến cụ thể trong gen FGFR3 hoặc kiểm tra hoạt động của gen này.
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang xương để xác định các đặc điểm biểu hiện của Achondroplasia. Chụp X-quang có thể tập trung vào các khu vực như xương chân, xương tay, xương đùi và xương sọ.
Ảnh X-Quang cho thấy phì đại các cung sườn và hẹp khoang liên sườn của cung sườn trước (Nguồn: ViRad)
Thăm khám di truyền học: Đối với những trường hợp có biểu hiện rõ ràng hoặc phức tạp, bác sĩ có thể giới thiệu người bệnh đến chuyên gia di truyền học, để xác định nguyên nhân cụ thể của achondroplasia và xem xét nguy cơ mắc bệnh.
Có thể thấy Achondroplasia gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm trong quá trình mang thai, giúp phụ nữ mang thai và gia đình có quyết định phù hợp, cũng như chuẩn bị từ sớm cho sự chăm sóc và điều trị sau này.
Ngày nay với sự phát triển của y học, phụ nữ mang thai đã có thể phát hiện sớm bệnh loạn sản sụn Achondroplasia và nhiều dị tật di truyền khác với xét nghiệm triSure Procare.
Điểm nổi bật của triSure Procare là tích hợp 4 xét nghiệm gen trong 1 chỉ trong một lần lấy mẫu máu duy nhất và có thể tiến hành từ khi thai tròn 9 tuần. Đây là một phương pháp xét nghiệm không xâm lấn (NIPT) tiên tiến, ứng dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới NGS (Next-Generation Sequencing) với độ phủ sâu (ultra deep sequencing).
Qua quá trình xét nghiệm, triSure Procare sàng lọc toàn diện các loại bất thường di truyền nguy hiểm gồm 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể cho thai, 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge cho thai, 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội phổ biến nhất cho thai và 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn đơn gen cho mẹ.
Trường hợp thai phụ có kết quả sàng lọc triSure Procare dương tính cần được tư vấn và chỉ định thực hiện chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán cho thai. Với mong muốn đồng hành cùng mẹ bầu chăm sóc thai kỳ trọn vẹn, Gene Solutions mang đến chương trình hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm. Thai phụ được hỗ trợ chi phí chọc ối/ sinh thiết gai nhau, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán CNVSure…
Tư vấn di truyền
Chứng loạn sản sụn Achondroplasia được di truyền theo kiểu trội trên nhiễm sắc thể thường.
Tính thấm (Penetrance): 100% Nó có khả năng xâm nhập hoàn toàn, có nghĩa là tất cả các cá nhân có biến thể gây bệnh dị hợp tử FGFR3 đều có thể biểu hiện lâm sàng của rối loạn.
Khoảng 80% số người mắc chứng loạn sản sụn có cha mẹ có tầm vóc trung bình và mắc chứng loạn sản sụn do một biến thể gây bệnh de novo . Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen FGFR3 thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.
Một người mắc chứng loạn sản sụn xương Achondroplasia có bạn đời có vóc dáng trung bình có nguy cơ sinh con mắc chứng loạn sản sụn là 50% trong mỗi lần mang thai.
Khi cả bố và mẹ đều mắc chứng loạn sản sụn xương Achondroplasia thì nguy cơ con cái có tầm vóc trung bình là 25%; mắc chứng loạn sản sụn là 50%; và mắc chứng loạn sản sụn đồng hợp tử (một tình trạng gây chết người) là 25%.
Nếu cha và mẹ đều bị ảnh hưởng với các hội chứng loạn sản xương di truyền trội khác nhau, việc tư vấn di truyền sẽ trở nên phức tạp hơn do nguy cơ phối hợp di truyền hai chứng loạn sản xương trội.
Nếu biến thể gây bệnh FGFR3 đã được xác định ở cha mẹ bị ảnh hưởng, thì gia đình nên được tư vấn các xét nghiệm tiền sản để phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao mắc chứng loạn sản sụn.
Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm triSure NIPT tại Gene Solutions, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0287 101 8688.
Theo dõi Fanpage triSure NIPT – Gene Solutions và tham gia Cộng đồng Hội các mẹ bầu làm NIPT triSure – Gene Solutions để cùng thảo luận, giải đáp các thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc trước sinh và chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng bác sĩ Sản khoa – Di truyền hàng đầu.
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK1152/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK559263/
https://rarediseases.org/rare-diseases/achondroplasia/