Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Vì sao cần xác định sớm hội chứng DiGeorge?

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    DiGeorge là hội chứng phổ biến gây dị tật tim bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần vận động sau hội chứng Down…Việc thực hiện sàng lọc hội chứng sớm để đảm bảo bố mẹ chủ động trong việc quản lý thai kỳ hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ cho thai phụ.

    Hội chứng DiGeorge xảy ra do mất đoạn nhỏ của nhiễm sắc thể số 22 (22q11.2), là bất thường cấu trúc trên nhiễm sắc thể số 2, có khoảng 93% trường hợp hội chứng xảy ra do đột biến mới phát sinh, không di truyền từ bố mẹ tức là bố mẹ hoàn toàn bình thường nhưng có bất thường khi hình thành tinh trùng hoặc trứng.

    Hội chứng bất thường cấu trúc phổ biến nhất – tỷ lệ mắc cao

    Khi nói đến bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật bẩm sinh, các mẹ bầu thường được tư vấn nhiều nhất về ba hội chứng Down, Edwards và Patau. Nhưng nhiều người chưa biết rằng, hội chứng DiGeorge có tỷ lệ mắc khá cao, khoảng 1/3000 – 1/6000 trẻ. Trong khi đó, tỷ lệ mắc hội chứng Down (Trisomy 21) là 1/700 và Patau (Trisomy 13) là khoảng 1/16.000 trẻ sơ sinh.

    Tỉ lệ mắc bệnh tính trên 100.000 trẻ sơ sinh

    Do các đoạn gen bị mất trên nhiễm sắc thể 22 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các bộ phận cơ thể, dẫn đến hội chứng DiGeorge gây bất thường ở nhiều cơ quan:
    – Dị tật tim: thông liên thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot
    – Khó khăn về học tập, hành vi và sức khỏe tâm thần: chậm phát triển khả năng nói, khó học, rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ; nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác tăng lên ở người lớn.
    – Hở hàm ếch, có thể kèm theo sứt môi, hoặc những bất thường khác của vòm miệng gây khó nuốt, phát âm bất thường.
    – Suy tuyến cận giáp: tuyến cận giáp nhỏ hơn bình thường và tiết ra quá ít hormone tuyến cận giáp (PTH), dẫn đến lượng canxi thấp và lượng phốt pho trong máu cao
    – Rối loạn chức năng tuyến ức: tuyến ức nhỏ hoặc mất hẳn, dẫn đến chức năng miễn dịch kém và có thể bị nhiễm trùng nặng
    – Đặc điểm khuôn mặt khác biệt: tai nhỏ, thấp, khe mí hẹp, mắt có mí lót, khuôn mặt dài, đầu mũi to, nhân trung rõ
    – Bệnh tự miễn: chức năng miễn dịch kém, mắc các rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Graves
    – Các vấn đề khác: suy giảm thính lực, thị lực kém, khó khăn hô hấp, chức năng thận kém, dáng vóc thấp lùn…
    Ngoài ra, hội chứng DiGeorge còn là nguyên nhân duy nhất có thể kiểm chứng được gây ra bệnh tâm thần phân liệt.

    Tỉ lệ mắc bệnh không phụ thuộc vào tuổi của mẹ

    Tuổi thai phụ là một trong những yếu tố nguy cơ sinh con mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể điển hình là hội chứng Down (tỷ lệ ở mẹ bầu trên 35 tuổi là 1:350, trên 40 tuổi là 1:100, trên 45 tuổi là 1:30, trên 49 tuổi là 1:10). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, hội chứng DiGeorge hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi của mẹ, và có khả năng xuất hiện phổ biến hơn hội chứng Down ở thai phụ trẻ tuổi (<28 tuổi).

    Hội chứng DiGeorge xuất hiện phổ biến hơn hội chứng Down ở thai phụ trẻ tuổi

    Hội chứng DiGeorge dễ bị bỏ sót trong quá trình theo dõi thai kỳ

    Siêu âm trong thai kỳ thường bỏ sót 50% các trường hợp. Các bất thường gợi ý là tim bẩm sinh thường phát hiện trễ ở quý II, III của thai kỳ hoặc sau sinh. Đáng chú ý, đến 30% các bất thường không có gợi ý siêu âm điển hình. Trường hợp phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng đến việc can thiệp điều trị cho thai.
    Sàng lọc – Chẩn đoán sớm hội chứng DiGeorge có thể làm giảm nhẹ bệnh và giảm tỉ lệ tử vong
    Mặc dù không có cách chữa trị hoàn toàn hội chứng DiGeorge, ta vẫn có thể điều trị triệu chứng, áp dụng biện pháp can thiệp khi gặp các vấn đề về phát triển, sức khỏe tâm thần hoặc hành vi:
    – Kiểm soát suy tuyến cận giáp bằng cách bổ sung canxi và vitamin D
    – Phẫu thuật dị tật tim ngay sau khi sinh để cải thiện việc cung cấp máu giàu oxy
    – Trường hợp suy giảm nhẹ chức năng tuyến ức dẫn đến nhiễm trùng – thường là cảm lạnh và nhiễm trùng tai – thì trẻ được điều trị như ở bất kỳ đứa trẻ nào khác, và vẫn tuân theo lịch tiêm chủng thông thường. Chức năng hệ thống miễn dịch hầu hết đều sẽ cải thiện, tốt dần lên theo độ tuổi.
    – Trường hợp chức năng tuyến ức suy yếu nghiêm trọng hoặc không có tuyến ức, nguy cơ nhiễm trùng tăng nặng, cần điều trị bằng cách ghép mô tuyến ức, ghép tủy xương, hoặc ghép tế bào gốc tạo máu.
    – Phẫu thuật hở hàm ếch hoặc các bất thường khác của vòm miệng và môi
    – Trị liệu ngôn ngữ, phục hồi chức năng cho trẻ kém phát triển
    – Chăm sóc sức khỏe tâm thần với các rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ, trầm cảm…
    – Điều trị các vấn đề (nếu có) về ăn uống và tăng trưởng, thính giác hoặc thị giác, cũng như các tình trạng y tế khác.

    Sàng lọc – chẩn đoán hội chứng DiGeorge như thế nào? 

    Hội chứng DiGeorge là kết quả của sự mất đoạn trên nhiễm sắc thể số 22 với kích thước từ 0,5Mb đến 3Mb, ảnh hưởng đến khoảng 90 gen gây bệnh. Trong đó, 95% các trường hợp mất đoạn có kích thước từ 2,54Mb đến 3Mb (A-B, A-C, A-D) liên quan đến các biểu hiện lâm sàng nặng. Do kích thước mất đoạn rất nhỏ, hội chứng DiGeorge không thể được phát hiện bằng xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (karyotype), mà cần sử dụng các xét nghiệm chuyên biệt hơn như CNV-seq, microarray, FISH, Bobs Prenatal và MLPA. CNV-seq là xét nghiệm gen do Gene Solutions phát triển dựa trên công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, có thể chẩn đoán trước và sau sinh để phát hiện lệch bội của tất cả các nhiễm sắc thể và các vi mất đoạn/lặp đoạn có kích thước từ 400.000 nucleotides trở lên, bao gồm cả hội chứng DiGeorge.


    Trong sàng lọc trước sinh, công nghệ gen hiện đại đã cho phép phát hiện sớm hội chứng DiGeorge từ tuần thứ 9 thai kỳ thông qua xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT. Gói xét nghiệm triSure Procare của Gene Solutions đã mở rộng phạm vi khảo sát thêm hội chứng nghiêm trọng DiGeorge, phát hiện đến 95% các loại đột biến vi mất đoạn trên 22q11.2 với độ nhạy >99% và độ đặc hiệu >96,3%. Độ chính xác và quy trình thực hiện của xét nghiệm này đã được kiểm chứng và công bố trên Tạp chí Y học Việt Nam, tập 535, tháng 2/2024.

    Sàng lọc hội chứng DiGeorge là cần thiết trong thai kỳ, vì hội chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và phát triển ở trẻ em. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ và giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ.

    Nguồn tham khảo:
    Hội chứng DiGeorge. Retrieved October 8, 2023 from https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%8Dc-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-d%E1%BB%8B-%E1%BB%A9ng/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-mi%E1%BB%85n-d%E1%BB%8Bch/h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-digeorge?query=digeorge
    22q11.2DS Quick Facts. Retrieved October 8, 2023 from https://www.22qsociety.org/knowledge/22q11.2ds_quick_facts
    22q Frequently Asked Questions. Retrieved October 8, 2023 from https://22qfamilyfoundation.org/what-is-22q/22q-faq
    DiGeorge syndrome (22q11.2 deletion syndrome). Retrieved October 8, 2023 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/digeorge-syndrome/symptoms-causes/syc-20353543

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền