Search

Tầm soát ung thư sớm là lợi thế lớn để điều trị thành công

Tầm soát giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, tạo thế chủ động cho người bệnh trong cuộc chiến với ung thư, góp phần tăng hiệu quả điều trị, phục hồi và đảm bảo chất lượng sống.

Trong chương trình tư vấn ‘Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư’ trên VnExpress (chiều 21/9), TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Phó trưởng Bộ môn Ung thư, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam phát hiện bệnh muộn. Điều này khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều so với khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn tiền lâm sàng – giai đoạn 0, thậm chí giai đoạn 1 – khả năng điều trị khỏi rất cao. Nhiều loại ung thư nếu phát hiện sớm, tỉ lệ sống đạt tới 99%.

Theo TS Trần Lê Sơn, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions, “sớm” là giai đoạn tế bào ung thư chưa di căn sang cơ quan khác. Theo thống kê, nếu phát hiện ung thư giai đoạn sớm, bệnh nhân có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%. Với những tiến bộ trong điều trị hiện nay, các phương pháp tầm soát ung thư hiện đại có thể hỗ trợ người dân được chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả hơn so với trước đây.

 Tầm soát ung thư sớm là lợi thế lớn để điều trị thành công 1

Các khách mời trong chương trình tọa đàm tư vấn chủ đề “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư”

“Sự phát triển âm thầm của các tế bào ung thư là nguyên nhân khiến người bệnh khó nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể để tiến hành thăm khám, phát hiện bệnh từ sớm”, TS Trần Lê Sơn chia sẻ thêm. Các biến đổi di truyền hoặc các biến đổi phân tử thường diễn ra rất âm thầm, đi cùng với các tổn thương tiền ung thư. Các biến đổi này có thể kéo dài đến khoảng 12 năm, trước khi các triệu chứng ung thư trở nên rõ rệt hơn. Lúc này, ung thư đã di căn.

Việc phát hiện bệnh ung thư kịp thời phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm đến sức khỏe của bản thân mỗi người. Theo BS Phúc, tầm soát và phát hiện sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ như: tăng khả năng điều trị khỏi hoàn toàn, tiết kiệm đáng kể chi phí chữa bệnh.

Tầm soát ung thư sớm là lợi thế lớn để điều trị thành công 3

TS.BS Nguyễn Hữu Phúc (phải) và TS. Trần Lê Sơn tại buổi tư vấn 

TS Trần Lê Sơn cho biết, song song với các biện pháp thường quy truyền thống, hiện xu hướng “truy tìm” ung thư bằng công nghệ gen là xu hướng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có công nghệ y học phát triển. Phương pháp tầm soát ung thư bằng công nghệ SPOT-MAS do Gene Solutions phát minh và công bố vào tháng 4/2022 giúp phát hiện sớm 5 loại ung thư phổ biến nói trên qua một lần thu máu không nằm ngoài xu hướng thế giới, tạo bước đột phá trong tầm soát ung thư tại Việt Nam.

Theo đó, SPOT-MAS dựa trên nền tảng công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới, phát hiện đồng thời 4 biến đổi đặc trưng của DNA khối u. Công nghệ SPOT-MAS do Gene Solutions phát triển, cho phép phát hiện 5 loại ung thư gan, phổi, vú, đại-trực tràng và dạ dày; với độ đặc hiệu 95,9%, loại trừ kết quả dương tính giả không mong muốn.

Tầm soát ung thư sớm là lợi thế lớn để điều trị thành công 5

Một góc phòng Lab của Gene Solutions phục vụ xét nghiệm gen phát hiện sớm Ung thư.

Nguồn: Gene Solutions 

Tham gia buổi tư vấn trực tuyến còn có nhà thơ – nhà báo Khánh Chi, người đã chiến đấu và vượt qua căn bệnh ung thư vú. Chị chia sẻ nhờ tinh thần lạc quan, ý chí sống và niềm tin vào các y bác sĩ điều trị và chị đã vượt qua căn bệnh. “Tôi đã mua cây và hoa phủ đầy sân thượng, giữ một tinh thần lạc quan khi hay tin mình mắc ung thư”, chị kể.

Trong quá trình điều trị, chị Khánh Chi chỉ được ăn đồ luộc, hấp. Rất ngán, người mệt mỏi không nuốt nổi, nhưng nhờ con trai tự tay nấu và kiên trì ngồi ăn cùng mẹ, chị đã vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bằng niềm tin, lối sống tích cực, thực hiện đúng phác đồ điều trị và những tư vấn, dặn dò của bác sĩ, cũng như sự đồng hành, chia sẻ, động viên của gia đình, bạn bè, chị Khánh Chi đã bình phục hoàn toàn. Đến nay, sau gần 10 năm kể từ khi điều trị khỏi, chị sống khỏe mạnh, yêu đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng đỡ người bệnh ung thư.

“Với y học hiện đại, ngày nay mọi người được tiếp cận với nhiều cơ hội được chăm sóc, bảo vệ và chữa lành cho cơ thể của mình. Vì vậy, tầm soát và điều trị sớm rất có ý nghĩa”, chị Chi nhìn nhận.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư 

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, hai nhóm yếu tố chính gây tăng mắc ung thư gồm: tác nhân từ bên ngoài môi trường và những yếu tố nội tại trong cơ thể bệnh nhân. Trong từng yếu tố nguy cơ cao đó, các nhóm nghiên cứu sẽ đối chiếu tiếp mỗi nhóm đối tượng ứng với nguy cơ cao mắc loại ung thư nào.

Xét về yếu tố môi trường, người trưởng thành thường xuyên tiếp xúc với chất sinh ung (chất gây sinh tế bào ung thư) thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư. Cụ thể, nhóm phụ nữ trẻ từng xạ trị dễ có nguy cơ bị ung thư tuyến vú sau 8-10 năm. Người dân sống ở vùng nhiễm phóng xạ sau 5-10 năm cũng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.

Tầm soát ung thư sớm là lợi thế lớn để điều trị thành công 7

Tiến bộ của công nghệ Gen giúp phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn khơi mào, khi chưa có những biểu hiện và triệu chứng của bệnh

Xét về yếu tố nội tại, nếu tiền căn gia đình có người bệnh ung thư thì nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư buồng trứng, đại-trực tràng cũng tăng lên. Phụ nữ mang đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2 cũng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú. Ngoài ra, người trên 40 tuổi cũng có nguy cơ mắc ung thư cao, do cơ thể có thời gian dài tiếp xúc với các chất sinh ung trong môi trường.

Yếu tố bên ngoài liên quan đến những tác nhân vật lý như: tia bức xạ từ mặt trời, bức xạ ion hóa, từ các chất hóa học có trong phụ gia, thực phẩm để lâu ngày hoặc đồ ăn muối chua… Ngoài ra, yếu tố sinh học có liên quan đến bệnh lý truyền nhiễm cũng thuộc tác nhân vật lý. Ví dụ, nhiễm siêu vi B, C lâu ngày có thể gây tăng mắc ung thư gan. Nữ giới không may nhiễm virus HPV, cũng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, ung thư ống hậu môn. Gần đây, y học cũng đang đề cập và cho biết xu hướng ung thư vùng khẩu hầu, amidan, vùng đáy lưỡi cũng do các yếu tố vật lý gây ra.

Yếu tố nội tại chủ yếu liên quan đến gen. Đột biến gen xảy ra có liên quan đến ung thư di truyền từ thế hệ trước. Bên cạnh đó, người béo phì và bệnh nhân viêm mạn tính lâu dài cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao. Quá trình viêm kéo dài sẽ thúc đẩy cơ thể sửa chữa, dần có thể dẫn đến sai lệch gây đột biến gene, có thể gây ung thư.

Độc giả quan tâm có thể xem lại toàn bộ chương trình tại đây.

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Facebook
X
LinkedIn

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !