Search

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia)

Rối loạn chuyển hóa đường galactose là gì?

Galactose là đường sữa, có mặt trong sữa mẹ và hầu hết các sản phẩm làm từ bơ sữa, sữa bột công thức. Rối loạn chuyển hóa đường galactose là tình trạng cơ thể không có khả năng chuyển hóa đường galactose dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ không dung nạp đường galactose. Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng thừa galactose trong máu.
Rối loạn chuyển hóa đường galactose còn có tên gọi là bệnh Galactosemia. Rối loạn chuyển hóa đường galactose được xác định là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen GALT thừa hưởng từ cả cha và mẹ gây nên sự thiếu hụt các enzym chuyển đổi galactose thành glucose.

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia) 1

Chu trình chuyển hóa galactose (Nguồn: Adam)

Chu trình chuyển hóa galactose thành glucose diễn ra bởi 1 loạt các phản ứng và được đặt tên là chu trình Leloir.
Bước 1: Enzyme galactokinase GALK xúc tác gắn phosphate và đường galactose để tạo thành galactose-1-phosphate (Gal-1-P) trong quá trình sử dụng ATP.
Bước 2: Phản ứng bất thuận nghịch xúc tác bởi enzyme galactose-1-phosphate uridyl transferase GALT, uridyl diphosphoglucose (UDPG) trao đổi phân tử glucose với 1 galactose từ Gal-1-P và tạo thành glucose-1-phosphate (Glu-1-P) và UDPGal.
Bước 3: Cuối cùng một phản ứng xúc tác bởi UDP-galactose-4-epimerase (GALE) với sự có mặt của nicotinamide adenine dinucleotide, UDP-galactose được đồng phân hóa thành UDP-glucose, và lặp lại vòng phản ứng nói trên.

Chỉ cần 1 trong 3 bước này bị ảnh hưởng,  bệnh galactosemia sẽ biểu hiện.
1.    Galactosemia do thiếu galactokinase (GALK).
2.    Galactosemia do thiếu galactose-1-phosphate uridyl transferase (GALT) (galactosemia thể cổ điển GALT).
3.    Galactosemia do thiếu galactose-epimerase (GALE).

Biểu hiện của bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose

75% trẻ có những biểu hiện như: Khó bú, nôn mửa, chậm phát triển, tổn thương gan và vàng da hay mắt. Do cơ thể trẻ thiếu men chuyển hóa galactose thành glucose, gây tích tụ galactose lên các cơ quan và dẫn đến các biến chứng. Bệnh thường biểu hiện trong vài ngày hoặc vài tuần đầu sau khi sinh.

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia) 3

Những biểu hiện điển hình của trẻ bị rối loạn chuyển hóa đường galactose (Nguồn: Adam)

Ở từng đối tượng, các biến chứng có thể gặp phải là: trẻ bị đục thủy tinh thể sớm, chậm phát triển tâm thần vận động, mắc bệnh gan… Bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose gồm 3 thể, có mức độ nghiêm trọng không giống nhau. Cụ thể:

Galactosemia do thiếu GALK (galactokinase) (loại II)
Với những trẻ mắc bệnh Galactosemia ở thể này thường xảy ra tình trạng u não giả hay đục thuỷ tinh thể. Quá trình mắc bệnh xảy ra khi galactose ở trong máu và các mô tế bào vượt quá ngưỡng quy định sẽ có xu hướng chuyển hoá thành galactitol. Khi đó, trẻ sẽ có những dấu hiệu cho thấy bệnh có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.

Galactosemia do thiếu GALT (loại I)
Bệnh Galactosemia do thiếu GALT còn được gọi là Galactosemia cổ điển. Khi trẻ bị mắc thể này, cơ thể sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau:
Trẻ rất chậm phát triển, thậm chí quá trình phát triển này có thể không diễn ra
Trẻ rất dễ bị phản ứng lại trước các đồ ăn có chứa sữa, biểu hiện là thường xuyên nôn mửa, thậm chí là xảy ra tình trạng tiêu chảy
Đường huyết trong cơ thể thấp đồng thời lượng amoniac trong máu tăng rõ rệt.
Thường xuyên nôn mửa và tiêu chảy, đặc biệt phản ứng với thức ăn chứa sữa.
Vàng da do tế bào gan bị tổn thương.
Thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Tràn dầu đục thuỷ tinh thể
Các chất albuminuria, chloremic acidosis, aminoaciduria trong cơ thể đều tăng
Bé chậm phát triển ngôn ngữ cũng như trí tuệ, chậm chạp.

Galactosemia do thiếu GALE (galactose epimerase) (loại III)
Trong 3 thể thì đây là thể rất hiếm gặp. Nếu có mắc thì cũng không gây ra quá nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn của trẻ, nên thực hiện chế độ ăn kiêng, hạn chế các loại thực phẩm có chứa galactose nhằm đề phòng các triệu chứng nặng hơn gây nguy hiểm.

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia) 5
Sơ đồ biểu diễn con đường Leloir và các phản ứng liên quan. Một số dạng Galactosemia có thể do thiếu GALM, GALT, GALK1 hoặc GALE (Nguồn: ncbi)

Phân biệt với hiện tượng không dung nạp lactose

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose và không dung nạp lactose, do cả 2 bệnh này đều liên quan đến sữa và các chế phẩm từ sữa. Nếu như người không dung nạp lactose thường vô hại, thì với bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose lại có những biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng khi không được phát hiện và điều trị sớm.

Hiện tượng không dung nạp lactose:

– Nguyên nhân do cơ thể người bị thiếu hụt một loại enzyme lactase (được sản xuất trong ruột non) nên không thể tiêu hóa lactose (đường trong sữa).
– Người không dung nạp được lactose, lượng lactose không bị thủy phân sẽ đi vào đại tràng thay vì được chuyển hóa và hấp thu. Trong đại tràng, vi khuẩn đường ruột sẽ tương tác với lactose không tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu như: tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 30 phút đến hai giờ sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có chứa lactose.
– Không dung nạp lactose không phải là bệnh lý mà là hiện tượng phổ biến xuất hiện ở người trưởng thành. Hầu hết những người không dung nạp lactose có thể kiểm soát tình trạng bệnh mà không phải từ bỏ tất cả các loại thực phẩm từ sữa.

Chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose cổ điển và các biến thể lâm sàng khác được chẩn đoán khi galactose-1-phosphate tăng trong các tế bào hồng cầu và hoạt động của enzyme GALT giảm. Xét nghiệm di truyền phân tử cũng có sẵn để xác định các đột biến trong gen GALT. Gần 100% trẻ sơ sinh bị Galactosemia có thể được chẩn đoán trong các chương trình sàng lọc sơ sinh bằng cách sử dụng mẫu máu từ gót chân (xét nghiệm BabySure). Trẻ nhũ nhi mắc các biến thể Galactosemia khác có thể bị bỏ qua khi sàng lọc sơ sinh nếu không đo được hoạt động của enzyme GALT.

Trẻ mắc bệnh cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt 

Khi mắc bệnh, trẻ sơ sinh tuyệt đối không được bú mẹ, thay vào đó sử dụng các loại sữa không chứa galactose. Về lâu dài, cha mẹ cần hạn chế thấp nhất lượng galactose trong chế độ ăn hàng ngày của con. Chế độ ăn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và tình trạng sức khoẻ của bé, thường sẽ bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc, bánh mì, chất béo và đường không chứa galactose.
Việc phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng vì giúp xây dựng chế độ dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe kịp thời.

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia) 7

Chăm sóc trẻ bị dị ứng sữa đòi hỏi sự tỉ mỉ của cha mẹ (Nguồn: Pixabay)

Cách tầm soát bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose

Rối loạn chuyển hóa đường galactose là bệnh di truyền lặn, tức cha mẹ bình thường vẫn có thể mang gen đột biến và di truyền cho con. Tỷ lệ con sinh ra mang gen bệnh lặn và có biểu hiện bệnh là 25%. Nguy cơ là như nhau đối với nam và nữ.
Để dự phòng và sinh con khỏe mạnh, các cặp đôi dự định có con hoặc thai phụ được khuyến cáo nên làm xét nghiệm gen triSure Carrier nhằm tầm soát các đối tượng mang gen bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose.
Ngoài sàng lọc người mang gen bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose, triSure Carrier còn tầm soát thêm 8 bệnh di truyền lặn phổ biến khác như: Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Alpha, Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Beta, Thiếu men G6PD, (Phenylketon niệu, Thiếu hụt citrin, Rối loạn phát triển giới tính nam do thiếu men 5-alpha reductase, Bệnh Pompe (rối loạn dự trữ glycogen nhóm 2), Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng).
Hiện Gene Solutions đang áp dụng mô hình kết hợp NIPT sàng lọc dị tật di truyền và sàng lọc bệnh di truyền lặn. Cụ thể, khi thai phụ chọn xét nghiệm triSure9.5 trở lên sẽ được thực hiện miễn phí gói TriSure Carrier. Tất cả quá trình xét nghiệm này đều chỉ cần một lần lấy máu ở người mẹ.
Qua 2 bài nghiên cứu khoa học về “Combined Gap-Polymerase Chain Reaction and Targeted Next-Generation Sequencing Improve α- and β-Thalassemia Carrier Screening in Pregnant Women in Vietnam” và “Detection of maternal carriers of common α-thalassemia deletions from cell-free DNA” được đăng tải trên các tạp chí y khoa quốc tế uy tín năm 2022, Gene Solutions đã chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng cffDNA từ NIPT để phát hiện người mẹ mang gen bệnh lặn.

Rối loạn chuyển hóa đường galactose (Galactosemia) 9

Thực hiện xét nghiệm triSure Carrier không chỉ giúp kiểm tra bản thân cha mẹ có mang gen bệnh di truyền hay không, mà còn đánh giá khả năng di truyền gen bệnh cho con. Con chỉ biểu hiện bệnh khi đồng thời mang gen bệnh từ cả cha và mẹ. Từ đó, các cặp đôi dự định có con sẽ chủ động lựa chọn giải pháp hỗ trợ sinh sản nhằm loại bỏ các gen gây bệnh cho thế hệ sau. Phát hiện sớm trong thai kỳ giúp chẩn đoán bệnh cho trẻ sau sinh để điều trị kịp thời và hiệu quả, giảm biến chứng lên sức khỏe, trả lại cuộc sống bình thường cho con.​

Tư vấn di truyền

Galactosemia di truyền theo kiểu gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.
Trẻ mắc bệnh di truyền lặn (trên NST thường) chỉ biểu hiện triệu chứng khi mang cả 2 bản sao của gen đột biến được thừa hưởng từ bố và mẹ. Trường hợp bố và mẹ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng là người lành mang gen bệnh vẫn có thể sinh con mắc di truyền lặn
Khả năng di truyền cho con như sau:
– 25% khả năng sinh con mắc bệnh Galactosemia.
– 50% khả năng sinh con là người lành mang gen bệnh
– 25% khả năng sinh con bình thường không mang gen bệnh

Để đặt lịch tư vấn và xét nghiệm tại Gene Solutions, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0287 101 8688. 

Theo dõi Fanpage triSure NIPT – Gene Solutions và tham gia Cộng đồng Hội các mẹ bầu làm NIPT triSure – Gene Solutions để cùng thảo luận, giải đáp các thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc trước sinh và chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng bác sĩ Sản khoa – Di truyền hàng đầu. 

Nguồn tham khảo: 
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9313126/#:~:text=Galactosemia%20is%20a%20rare%20inborn,increased%20blood%20level%20of%20galactose. 

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Slide 1 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 2 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
Slide 3 Heading
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipiscing elit dolor
Click Here
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nội dung bài viết

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !