Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng)

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Bệnh Wilson là gì?

    Bệnh Wilson được mô tả lần đầu tiên vào năm 1854 bởi nhà nghiên cứu bệnh học người Đức Friedrich Theodor von Frerichs và được đặt theo tên của nhà thần kinh học người Anh Samuel Wilson. Tỷ lệ mắc bệnh Wilson ở người là khoảng 1/30.000 người.

    Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng) là bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là người mắc bệnh khi người đó mang cả 2 bản sao của gen đột biến được thừa hưởng từ bố và mẹ. Trường hợp bố và mẹ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng là người lành mang gen bệnh vẫn có thể sinh con mắc bệnh. Tần suất người Việt Nam mang gen bệnh Wilson là 1/110 (Theo số liệu nghiên cứu độc quyền trên 26.000 người Việt Nam và Công bố quốc tế về “Tần suất bệnh thể ẩn ở người Việt Nam” dựa trên thống kê từ 985 mẫu G4500 trên tạp chí Human Mutation IF 4.8). Đây là một trong 9 loại bệnh di truyền lặn phổ biến nhất Việt Nam.

    Bệnh Wilson đặc trưng bởi sự tích tụ đồng một cách bất thường, lượng đồng dư thừa được lưu trữ trong các mô cơ thể khác nhau, đặc biệt là gan, não và giác mạc của mắt.


    Bệnh Wilson là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường (Nguồn: Wikimedia)

    Nguyên nhân gây ra bệnh Wilson?

    Như đã đề cập, bệnh Wilson là bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường – một bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh Wilson là do đột biến gen ATP7B.

    Cụ thể, gen ATP7B nằm trên nhiễm sắc thể số 13. Gen này tạo ra một protein gọi là ATPase 2 vận chuyển đồng. Protein ATPase 2 có chức năng vận chuyển đồng vào và ra khỏi tế bào. Đột biến trên gen ATP7B làm thay đổi cấu trúc của protein. Cho đến nay, đã có hơn 100 đột biến xảy ra trên toàn bộ gen ATP7B được ghi nhận. Chính sự thay đổi làm mất ổn định này ngăn cản ATPase 2 vận chuyển đồng hoạt động bình thường. Do đó, quá trình loại bỏ đồng dư thừa ra khỏi cơ thể bị suy giảm, dẫn đến đồng tích tụ nhiều đến mức gây hại cho các mô và cơ quan, đặc biệt gan, não và mắt.

    Nguyên nhân gây ra bệnh Wilson là do đột biến gen ATP7B (Nguồn: chekco)

    Triệu chứng của bệnh Wilson

    Rối loạn gen do di truyền khiến cho cơ thể không thải trừ được lượng đồng dư dẫn đến tích lũy đồng trong các mô cơ thể (gan, não, mắt và các cơ quan khác) gây tổn thương đa cơ quan.
    Những vấn đề về sức khoẻ mà người mắc bệnh Wilson thường gặp phải gồm: (1) Tổn thương gan dẫn đến suy gan cấp tính, viêm gan cấp tính và cuối cùng là xơ gan; (2) Tổn thương hệ thần kinh trung ương gây ra các rối loạn thần kinh và tâm thần.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Wilson thường xuất hiện đầu tiên ở độ tuổi từ 6 đến 45, nhưng chúng thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên.
    Bệnh gan thường là đặc điểm ban đầu của bệnh Wilson ở trẻ em và thanh thiếu niên; những người được chẩn đoán ở độ tuổi lớn hơn thường không có triệu chứng của các vấn đề về gan, mặc dù họ có thể mắc bệnh gan rất nhẹ. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan bao gồm vàng da hoặc vàng mắt (vàng da), mệt mỏi, chán ăn và bụng chướng.

    Các dấu hiệu của bệnh Wilson (Nguồn: chekco)

    Đối với những người được chẩn đoán bệnh ở tuổi trưởng thành và những người trẻ tuổi mắc bệnh Wilson, đặc điểm ban đầu là các vấn đề về hệ thần kinh hoặc tâm thần. Các dấu hiệu và triệu chứng của những vấn đề này có thể bao gồm vụng về, run rẩy, đi lại khó khăn, có vấn đề về giọng nói, khả năng tư duy bị suy giảm, tâm trạng thay đổi thất thường, trầm cảm, lo âu….
    Ở nhiều người mắc bệnh Wilson, chất đồng lắng đọng ở mặt trước của mắt (giác mạc) tạo thành một vòng màu xanh lục đến nâu, gọi là vòng Kayser-Fleischer, bao quanh phần màu của mắt. Những bất thường trong chuyển động của mắt, chẳng hạn như khả năng nhìn lên trên bị hạn chế, cũng có thể xảy ra.

    Chẩn đoán bệnh Wilson

    Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng) càng kéo dài thì càng khó điều trị, vì vậy việc chẩn đoán sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh Wilson rất phức tạp và cần kết hợp nhiều xét nghiệm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và sinh thiết gan cùng với đánh giá lâm sàng mới có thể đưa ra kết quả chuẩn xác.
    Chẩn đoán bệnh Wilson thường được thực hiện trên cơ sở quan sát các dấu hiệu lâm sàng (vòng Kayser-Fleischer, các triệu chứng thần kinh điển hình) và các bất thường về xét nghiệm (ceruloplasmin huyết thanh thấp, hàm lượng đồng trong gan tăng).
    Vì tính đa dạng của triệu chứng tâm thần mà người bệnh Wilson có thể mắc phải, nên có thể dẫn đến chẩn đoán sai lệch, đặc biệt khi cần sử dụng thuốc an thần mạnh để kiểm soát các vấn đề hành vi.
    Trong trường hợp không có những biểu hiện trên, thì cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa. Điều cần lưu ý trong kết quả xét nghiệm này là ceruloplasmin huyết thanh, đồng trong nước tiểu và nồng độ đồng trong gan trên sinh thiết.
    Bên cạnh đó, việc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp phát hiện các tín hiệu bất thường trong vùng nhân xám của não.
    Ngoài ra, xét nghiệm di truyền phân tử hiện là tiêu chuẩn để kiểm tra xem anh chị em ruột của người mắc bệnh Wilson có nguy cơ mắc bệnh hay không.

    Điều trị bệnh Wilson

    Điều trị bệnh Wilson tập trung vào việc điều hòa lượng đồng trong cơ thể, giúp cải thiện chức năng gan và sự hấp thụ kẽm, đồng thời ngăn chặn sự tích tụ đồng độc hại. Những trường hợp nặng về rối loạn tâm thần trong bệnh Wilson có thể cần sử dụng thuốc an thần, nhưng cần thận trọng vì có thể gây ra tác dụng phụ cho thần kinh hoặc gan.
    Việc điều trị phải kéo dài suốt đời. Một số biện pháp có thể kể đến như:
    – Bổ sung vitamin B6 tăng cường hệ thần kinh
    – Bổ sung kali, uống trước khi ăn, để giảm sự hấp thu đồng trong chế độ ăn uống
    – Sử dụng liệu pháp kẽm để ngăn chặn sự hấp thu đồng ở ruột non
    – Chuyển sang chế độ ăn ít đồng
    – Liệu pháp thải sắt bằng cách sử dụng thuốc (như penicillamine) liên kết với đồng để nó được bài tiết qua nước tiểu
    – Xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên để kiểm tra nồng độ đồng, từ đó có thể điều chỉnh việc điều trị nếu cần thiết
    – Ghép gan trong trường hợp nặng
    – Tư vấn và xét nghiệm di truyền cho gia đình

    Sàng lọc bệnh Wilson

    Như đã đề cập, bệnh Wilson là bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là con sẽ mắc bệnh khi mang cả 2 bản sao của gen đột biến được thừa hưởng từ bố và mẹ. Trường hợp bố và mẹ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng là người lành mang gen bệnh thì vẫn có 25% nguy cơ sinh con mắc bệnh. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc gen lặn trước khi sinh hay các cặp đôi có kế hoạch sinh con là rất quan trọng.

    Hiện nay, xét nghiệm gen triSure Carrier được khuyến cáo thực hiện cho 3 nhóm đối tượng. Một là những người chuẩn bị kết hôn cần thực hiện tầm soát bệnh thể ẩn tiền hôn nhân để có kế hoạch thai sản tốt nhất. Hai là phụ nữ mang thai sàng lọc trước sinh. Cuối cùng là bố mẹ chuẩn bị thực hiện IVF cần xét nghiệm sàng lọc gen.
    Xét nghiệm gen triSure Carrier của Gene Solutions giúp sàng lọc 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh di truyền lặn phổ biến: Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Alpha​​​​​, Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Beta​, Dị ứng sữa (Rối loạn chuyển hóa Galactose)​, Thiếu men G6PD​, Không dung nạp đạm (Phenylketon niệu)​, Vàng da ứ mật do thiếu men citrin​, Rối loạn phát triển giới tính ở nam do thiếu men 5-alpha reductase​, Bệnh Pompe (rối loạn dự trữ glycogen nhóm 2)​, Bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng).
    Để góp phần nâng cao nhận thức về các xét nghiệm di truyền, đặc biệt là xét nghiệm bệnh di truyền lặn đơn gen, Gene Solutions đã và đang áp dụng mô hình kết hợp NIPT sàng lọc dị tật di truyền và sàng lọc bệnh di truyền lặn đơn gen. Cụ thể, khi thai phụ chọn xét nghiệm triSure9.5 trở lên sẽ được thực hiện miễn phí gói triSure Carrier. Tất cả quá trình xét nghiệm này đều chỉ cần một lần lấy máu ở người mẹ.


    Qua 2 bài nghiên cứu khoa học về “Combined Gap-Polymerase Chain Reaction and Targeted Next-Generation Sequencing Improve α- and β-Thalassemia Carrier Screening in Pregnant Women in Vietnam” và “Detection of maternal carriers of common α-thalassemia deletions from cell-free DNA” được đăng tải trên các tạp chí y khoa quốc tế uy tín năm 2022, Gene Solutions đã chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng cfDNA từ NIPT để phát hiện người mẹ mang gen bệnh lặn.

    Tầm soát sớm gen bệnh lặn ở cha mẹ hoặc thai phụ giúp kiểm tra xem cha mẹ có mang gen lặn không và đánh giá khả năng di truyền cho con. Từ đó, cha mẹ chủ động lựa chọn giải pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp để không tiếp tục truyền gen bệnh cho thế hệ sau. Chẩn đoán sớm bệnh di truyền lặn phổ biến để điều trị kịp thời và hiệu quả, cải thiện tiên lượng sau sinh.

    Tư vấn di truyền

    Bệnh Wilson là bệnh di truyền gen lặn trên NST thường (NST số 13), do các đột biến trên gen ATP7B.
    Người mắc bệnh phải nhận đồng thời 2 bản sao của gen đột biến của bố và mẹ. Trường hợp cả bố và mẹ đều là người khỏe mạnh nhưng là người lành mang gen bệnh thì nguy cơ di truyền cho con của họ như sau:
    – 25% con là người hoàn toàn khỏe mạnh và không mang gen bệnh
    – 50% con là người lành mang gen bệnh
    – 25% con là người mắc bệnh

    Nguồn tham khảo:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441990/ 
    https://medlineplus.gov/genetics/condition/wilson-disease/#resources 
    https://rarediseases.org/rare-diseases/wilson-disease/ 
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18789784/ 

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền