Search

Chân dung 3 khách mời đặc biệt trong tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư”

Nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông chương trình cộng đồng Chung tay đẩy lùi ung thư của Gene Solutions, talk tư vấn “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” được phát trực tuyến lúc 14h, ngày 21/9 trên báo điện tử VnExpress và Fanpage VnExpress có sự tham gia của các khách mời: TS.BS Nguyễn Hữu Phúc – Phó Trưởng Bộ môn Ung thư, Đại học Y Dược TP HCM; TS Trần Lê Sơn – Viện Di truyền Y học, Gene Solutions và nhà thơ, nhà báo Khánh Chi – người phụ nữ đối mặt và vượt qua bệnh ung thư.

 Chân dung 3 khách mời đặc biệt trong tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” 1

Banner giới thiệu về Chương trình tư vấn “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” 

 1. TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Phó Trưởng bộ môn Ung thư ĐH Y Dược TPHCM 

TS.BS Nguyễn Hữu Phúc hiện là Phó Trưởng bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TPHCM; Hội viên Hội Ung thư Việt Nam.

Là một trong số các bác sĩ nội trú bộ môn ung thư Đại học Y Dược TPHCM, BS Phúc tiếp tục được đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ tại ngôi trường Y khoa hàng đầu này. Trong công tác giảng dạy, TS Nguyễn Hữu Phúc luôn chủ trương cập nhật giáo trình, phương pháp đào tạo mới nhằm cung cấp cho sinh viên, học viên những kiến thức mới, theo kịp dòng chảy của học thuật, nghiên cứu cũng như lâm sàng về bệnh Ung thư tại Việt Nam và trên thế giới.

Chân dung 3 khách mời đặc biệt trong tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” 3

TS.BS Nguyễn Hữu Phúc, Phó Trưởng bộ môn Ung thư ĐH Y Dược TPHCM 

Đến nay, TS.BS Nguyễn Hữu Phúc đã có hơn 20 năm tư vấn, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ung thư. Bằng kinh nghiệm lâm sàng và chuyên môn được học tập, đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu, TS. Phúc thường xuyên thăm khám cho bệnh nhân Ung thư nói chung và bệnh nhân Ung vú nói riêng tại TP.HCM và khu vực phía Nam.

2. Nhà thơ – Nhà báo Khánh Chi 

Chị Nguyễn Khánh Chi là một nhà báo với nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, chị được biết đến như một nữ nhà thơ tài hoa với nhiều bài thơ được sáng tác, xuất bản và được yêu thích ngay từ khi chị còn nhỏ tuổi.

Khoảng gần mười năm trước, quãng 2012-2013,  chị đi khám và phát hiện mình mắc ung thư vú. Thông tin bệnh khi ấy còn khá hạn chế, chị phải vượt qua căn bệnh của mình trong những điều kiện nhiều hạn hẹp về hiểu biết, những nỗi lo lắng về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều bệnh nhân ung thư thời điểm ấy còn khá e ngại, thậm chí tìm nhiều cách giấu bệnh.

Chân dung 3 khách mời đặc biệt trong tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” 5

Nhà thơ – Nhà báo Khánh Chi (ngoài cùng bên trái)

Nhưng với kinh nghiệm và sự nhạy cảm của một người làm trong ngành báo chí, chị Khánh Chi đồng ý trả lời phỏng vấn của đồng nghiệp và thường xuyên lên báo. Bản thân Chị cũng viết về bệnh của mình một cách công khai. Chị mong muốn chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để mọi người hiểu đúng về ung thư. Đồng thời, tiếp thêm cho người đồng bệnh niềm tin chiến thắng bệnh tật.

Từ năm 2020, chị trở thành gương mặt đại diện cho Mạng lưới Ung thư Vú Việt Nam. Hiện chị tham gia một số hoạt động truyền thông và cộng đồng nhằm hỗ trợ cuộc sống, nâng đỡ tinh thần cho người bệnh ung thư.

3. Tiến sĩ di truyền y học Trần Lê Sơn

Tiến sĩ Trần Lê Sơn công tác tại phòng nghiên cứu Viện Di Truyền Y học – Gene Solutions. Trước đó, Tiến sĩ Sơn là chuyên gia Miễn dịch & Di truyền, được đào tạo chuyên sâu và nhận bằng PhD tại Đại học Queensland, Australia.

Tiến sĩ Trần Lê Sơn là một trong số các chuyên gia, bác sĩ thuộc nhóm tác giả bài công bố khoa học “Xây dựng quy trình sinh thiết lỏng SPOT-MAS phát hiện nhiều loại ung thư từ giai đoạn sớm” trên Tạp chí Y học Việt Nam – số 01, Tháng 4/2022. Tiến sĩ Sơn cũng là Báo cáo viên tại nhiều hội nghị lớn trong và ngoài nước về chủ đề Di truyền và Ung thư.

Chân dung 3 khách mời đặc biệt trong tư vấn trực tuyến “Phát hiện sớm để đẩy lùi ung thư” 7

Tiến sĩ di truyền y học Trần Lê Sơn 

Cuối tháng 06/2022, giải thưởng Alexandre Yersin đã công bố và vinh danh Tiến sĩ Trần Lê Sơn và nhóm nghiên cứu với đề tài “Liquid biopsy uncovers distinct patterns of DNA methylation and copy number changes in NSCLC patients with different EGFR‑TKI resistant mutations” (tạm dịch: Sinh thiết lỏng phát hiện các kiểu thay đổi số lượng bản sao và methyl hóa DNA khác biệt ở bệnh nhân NSCLC với các đột biến kháng EGFR-TKI khác nhau).

Giải thưởng Alexandre Yersin cho công trình nghiên cứu xuất sắc là một sáng kiến của Hội Y khoa Thụy Sĩ – Việt Nam nhằm ghi nhận đóng góp của các nhà nghiên cứu y khoa Việt Nam cho Y văn quốc tế.

Tính đến nay đã là lần thứ 3 Giải thưởng Alexandre Yersin được trao cho các công trình nghiên cứu y khoa xuất sắc của các nhà khoa học Việt Nam.

Độc giả quan tâm có thể xem lại toàn bộ chương trình tại đây.

 

Gene Solution Việt Nam

Công nghệ gen vì sức khoẻ cộng đồng

Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !