Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao có nhiều người ăn ít vẫn rơi vào trong nhóm người thừa cân, béo phì? Tại sao có những người ăn nhiều nhưng vóc dáng vẫn thanh mảnh? Bí ẩn nào tác động đến vóc dáng của con người?
Gen, béo phì và chỉ số khối cơ thể
Theo Tạp chí Harvard Health Publishing, có đến hơn 400 loại gen góp phần gây bệnh béo phì, và béo phì hoàn toàn có thể di truyền từ trong gia đình. Đó là chưa tính đến những nhóm gen quy định quá trình chuyển hóa – tiêu thụ năng lượng trong cơ thể, ảnh hưởng đến hình thể của mỗi con người.
Đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy hơn 1.6 tỷ người (trên 15 tuổi) bị thừa cân và hơn 400 triệu người bị béo phì trong năm 2005. Con số này đã tăng lên 2.3 tỷ người thừa cân và hơn 700 triệu người béo phì đến năm 2015. Do vậy béo phì là một mối lo ngại hàng đầu về y tế công cộng và là gánh nặng cho nền kinh tế.
Thừa cân và béo phì thường được ước lượng thông qua đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Người thừa cân có BMI > 25 và người béo phì có BMI >30. Thừa cân và béo phì có mối tương quan với việc tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường type 2, bệnh tim mạch và ung thư.
Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy, các biến thể gen (SNP) có ký hiệu rr 9939609 không trực tiếp gây ra tiểu đường type 2 mà phải thông qua chỉ khối cơ thể BMI (nghĩa là thông qua trung gian bệnh béo phì).
Cụ thể nghiên cứu khảo sát trên 1.924 người bị tiểu đường type 2 và 2.393 người đối chứng không bị tiểu đường type 2. Các nhà khoa học phân tích 490.032 SNP, phát hiện ra một SNP ký hiệu rr 9939609 trong gen FTO liên quan đến bệnh tiểu đường.
Sau đó, tiến hành một nghiên cứu độc lập khác, với 3.757 người bị tiểu đường type 2 và 5.346 người đối chứng không bị bệnh này nhằm tìm ra mối tương quan giữa SNP rr 9939609 với bệnh tiểu đường type 2.
Kế đó, các nhà khoa học còn làm thêm 12 công trình nghiên cứu độc lập khác nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các biến thể của gen FTO (SNP ký hiệu rr 9939609) với BMI, béo phì, tiểu đường. Từ chuỗi nghiên cứu công phu, tốn kém đó, các nhà khoa học đi đến kết luận: “Gen FTO có liên quan đến bệnh tiểu đường thông qua béo phì”.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lối sống không lành mạnh bao gồm việc ít hoạt động thể chất và khẩu phần ăn uống mất cân bằng là nguyên nhân chính gây ra béo phì. Do đó, các phương pháp chính nhằm ngăn chặn béo phì chủ yếu tập trung vào việc thay đổi lối sống và sinh hoạt.
Tuy nhiên, một số báo cáo khác cũng cho thấy những người có lối sống và sinh hoạt không lành mạnh vẫn không bị ảnh hưởng bởi béo phì. Thậm chí, cho dù họ có thay đổi lối sống, khả năng giảm cân vẫn “giậm chân tại chỗ”. Những ví dụ này cho thấy các yếu tố di truyền có vai trò nhất định với tình trạng béo phì.
Phải làm gì nếu bạn sở hữu gen béo phì?
Rất nhiều người thắc mắc vì sao bản thân mình ăn ít, nhưng cân nặng hầu như không đổi? Lý giải về vấn đề này, chuyên gia về Di truyền học Phân tử của Gene Solutions chia sẻ: “Thức ăn ảnh hưởng đến cân nặng không chỉ do khối lượng mà còn về thành phần. Nếu bạn ăn ít nhưng chủ yếu là các loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo xấu (trans-fat), cộng thêm lối sống ít vận động, ít tập thể dục thể thao thì việc giảm cân tự nhiên là không thể. Phân tích gen sẽ giúp bạn hiểu thêm về các đặc tính chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể mình, nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ đến kết luận tương lai bạn có giảm cân được nhiều hay không. Bạn còn cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt, tập luyện cho hợp lý thì mới có thể giảm cân hiệu quả.”
Không thể phủ nhận vóc dáng bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn: sự thăng tiến trong công việc, mối quan hệ tình cảm, sự tự tin của chính bản thân…
Chính vì vậy, phân tích gen để tìm về gốc rễ của vấn đề cân nặng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, liên quan đến khả năng trao đổi chất, nguy cơ tăng cân và thừa cân, từ đó giúp bạn có lối sống tốt hơn, chủ động thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ địa hơn.
Đặc biệt, khi bạn lựa chọn hình thức tập luyện với huấn luyện viên cá nhân (Personal Training – PT), PT cung cấp lộ trình tập luyện và thiết kế thực đơn giúp bạn giảm mỡ, tăng cơ. Tuy nhiên, không phải bài tập và chế độ ăn nào cũng mang đến hiệu quả như mong đợi.
Vì vậy, phân tích gen được xem là giải pháp tối ưu giúp PT và chính bản thân người tập lý giải được bản thân mình là người có cơ địa như thế nào, khó hay dễ giảm cân, khả năng chuyển hóa đường bột, khả năng chuyển hóa lipid kém, hình thành khối cơ ra sao?…
Giải mã gen sẽ là nền tảng đưa ra phương pháp tập luyện tối ưu, vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp truyền thống. Đã đến lúc cần “cá nhân hóa” phương pháp tập luyện và chế độ ăn uống dựa trên bộ gen của mỗi người.
Giải mã thể hình với GenLove Fit Kết quả khảo sát sẽ cung cấp các thông tin về: – Khả năng giảm cân – Nguy cơ béo phì – Khả năng chuyển hóa tinh bột – Khả năng chuyển hóa chất béo – Khả năng hình thành khối cơ GenLove Fit giúp bạn: – Phân tích đặc tính chuyển hóa & dung nạp năng lượng của cơ thể – Dự đoán khả năng giảm cân và tăng cân, hình thành cơ – mỡ – Khuyến cáo chế độ dinh dưỡng, tập luyện tương ứng – Tạo tiền đề để cải thiện vóc dáng, sức khỏe và chất lượng cuộc sống Xem chi tiết tại đây |