Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên là gì?

    Bạch cầu là một loại tế bào máu, có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể và nhiều bệnh truyền nhiễm.
    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, còn gọi là ung thư máu mạn tính hiếm gặp, là bệnh lý tăng sinh ác tính các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành.
    Bệnh thường gặp ở trẻ em, với  độ tuổi trung bình chẩn đoán mắc bệnh là hai tuổi. Trẻ trai thường mắc nhiều hơn gái (tỷ lệ trai: gái là 2,5). Trong đó, 75% trường hợp được chẩn đoán trước 3 tuổi và 95% trường hợp phát hiện bệnh lúc trẻ 6 tuổi.
    Trường hợp đầu tiên của bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên được mô tả trong tài liệu y khoa vào năm 1924.

    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên là bệnh ung thư máu hiếm gặp ở trẻ nhỏ, có liên quan đến đột biến gen PTPN11, CBL (Nguồn: Freepik)

    Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

    Căn nguyên gây bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng 90% người bệnh có liên quan đột biến một trong 5 gen PTPN11, NRAS, KRAS, NF1, CBL; làm thay đổi cấu trúc DNA của tế bào máu bên trong tủy xương. Biến đổi này làm gia tăng sự sinh trưởng của các tế bào bạch cầu đơn nhân và các tế bào tủy một cách bất thường, dẫn đến ung thư.
    Trong 5 gen đột biến liên quan đến bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, PTPN11 và CBL là thường gặp nhất ở bệnh lý này. Trong đó, bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên có liên quan đến đột biến gen PTPN11 có khả năng gây tử vong cao nhất, và cũng có tỷ lệ tái phát cao hơn khi so sánh với bệnh nhân thuộc các nhóm gen bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên khác.

    Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

    Sốt, xanh xao, xuất huyết (da, tiêu phân đen, xuất huyết não), nổi hạch, gan lách to, ban da, u sợi thần kinh.
    Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên là sốt, ho, xanh xao, nhiễm trùng, gan lách to, nổi hạch và phát ban.
    Trong đó, lá lách to là biểu hiện thường gặp nhất trong hầu hết các trường hợp. Đây được coi là điều kiện tiên quyết để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên.

    Hình ảnh một số triệu chứng ở trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, như gan lách to, nổi hạch trên da, và những bất thường của tế bào bạch cầu (Nguồn: haematologica)

    Triệu chứng phát ban trên da có tỷ lệ gặp phải vào khoảng 50% và u hạch bạch huyết là 80% ở những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên.
    Các triệu chứng khác liên quan đến da như chàm, u vàng, mảng da có màu nâu nhạt… cũng có thể xuất hiện ở người bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên. Trong đó, thường thấy các mảng da có màu nâu nhạt như màu cà phê ở trẻ em có đột biến ở gene NF-1 và CBL. Đây là tổn thương tế bào sắc tố có thể quan sát thấy ở những bệnh nhân có đột biến ở các gen liên quan đến con đường truyền tín hiệu RAS.
    Về đường tiêu hóa, người bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên có thể bị tiêu chảy mạn tính, kèm triệu chứng xuất huyết và nhiễm trùng.
    Về đường hô hấp, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên có thể có nhiều triệu chứng như ho, suy hô hấp. Hình ảnh chụp X-quang ngực cho thấy thâm nhiễm phổi quanh phế quản và kẽ.
    Ngoài ra, những triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên liên quan đến hệ thần kinh trung ương là rất ít. Một số ít bệnh nhân ghi nhận có triệu chứng liệt mặt,

    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên có nguy hiểm không?

    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên là một bệnh lý nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của người bệnh do 3 vấn đề thường gặp liên quan đến tế bào máu là thiếu máu, xuất huyết và nhiễm trùng.
    Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên. Trong trường hợp không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp, tiên lượng sống của người mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên rất xấu, chỉ vào khoảng 50% trong 5 năm.

    Ghép tế bào gốc là cơ hội sống duy nhất của trẻ không may mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên (Nguồn: Freepik)

    Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

    Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tuỷ vị thành niên dựa trên các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng.
    – Lâm sàng:
    Có rất nhiều dấu hiệu, triệu chứng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên. Trong đó, trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên thường nhập viện với các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, xanh xao, bụng to.
    Triệu chứng bụng to do gan lách to là dấu hiệu thường gặp trong tất cả các trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên.
    – Cận lâm sàng:
    Công thức máu: hơn 50% bệnh nhi bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên nhập viện có tình trạng thiếu máu, ở mức trung bình đến nặng. Nồng độ hemoglobin đo được trung bình là 7,9 g/dL. Số lượng bạch cầu tăng, trong đó chỉ số mono luôn tăng cao. Số lượng hồng cầu, tiểu cầu giảm.
    Để chẩn đoán chính xác nhất bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, cần phối hợp phân tích các xét nghiệm huyết học, sinh hoá, xét nghiệm tuỷ xương (tuỷ đồ/sinh thiết tuỷ)… xét nghiệm sinh học phân tử để xác định đột biến gen và các bất thường nhiễm sắc thể, cùng một số xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt trong một số trường hợp cụ thể.

    Điều trị bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

    Việc điều trị bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên chủ yếu là theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh thông qua xét nghiệm máu và điều trị chuyên khoa. Đặc biệt, trong trường hợp có dấu hiệu nguy hiểm như thiếu máu nặng, xuất huyết cấp, tăng bạch cầu… cần được điều trị cấp cứu kịp thời.
    Có nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, nhưng ghép tế bào gốc là cách điều trị hiệu quả nhất, với tiên lượng sống lên đến 60%. Tuy nhiên, sau ghép tế bào gốc vẫn có tỷ lệ tái phát bệnh khá cao, vào khoảng 30%.
    Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định hóa trị liệu cho các bệnh nhân bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh. Phương pháp hóa trị liệu chuyên sâu không khuyến cáo áp dụng trước ghép tạng.
    Bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên tương đối hiếm gặp ở trẻ em. Tiên lượng bệnh khá xấu, tỷ lệ tử vong cao, khả năng đáp ứng với các phương pháp hóa trị liệu trong điều trị thấp.
    Do đó, việc triển khai ghép tế bào gốc đối với bệnh nhân bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên là rất cần thiết, để tăng cơ hội sống sót ở trẻ em không may mắc bệnh lý này.

    Tư vấn di truyền

    Đột biến gây ra JMML liên quan đến nhiều gen khác nhau nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Hầu hết các đột biến này chỉ thấy trong tế bào ung thư và không truyền cho thế hệ sau.
    Hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên. Các cặp vợ chồng trước khi mang thai cần tư vấn di truyền nếu gia đình có tiền sử bệnh.
    Tuổi cha cao được chứng minh là có liên quan đến với các biến thể gây bệnh của hội chứng này. Nếu cha và mẹ xét nghiệm không có đột biến gen gây bệnh (thai/trẻ mắc bệnh mang đột biến de novo) thì tỉ lệ có con lần sau mang đột biến gen tăng khoảng 1-2%, do thể khảm khu trú tế bào sinh dục cần sàng lọc hoặc chẩn đoán trước sinh.

    Sàng lọc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên

    Ngay trong thai kỳ, thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm triSure Procare của Gene Solutions để sàng lọc toàn diện các bất thường di truyền phổ biến trong thai kỳ, gồm: 27 bất thường số lượng nhiễm sắc thể; 01 mất đoạn phổ biến duy nhất được khuyến cáo sàng lọc liên quan hội chứng DiGeorge, 2.800 đột biến gây bệnh liên quan 9 bệnh đơn gen lặn và 7.000 đột biến gây bệnh liên quan 25 bệnh đơn gen trội do đột biến mới de novo gây ra.


    Sàng lọc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên với xét nghiệm triSure Procare

    triSure Procare là xét nghiệm NIPT đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ  giải trình tự thế hệ mới NGS với độ phủ sâu (ultra deep sequencing) để phát hiện đồng thời nhiều bất thường di truyền trên DNA ngoại bào của thai nhi (cell-free DNA). Với triSure Procare, thai phụ chỉ làm một xét nghiệm duy nhất tầm soát được các loại bất thường di truyền với chỉ 1 lần thu máu mẹ, khi thai tròn 9 tuần. Bên cạnh phát hiện nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp nguyên bào tủy vị thành niên, xét nghiệm triSure Procare giúp phát hiện chính xác nhóm bệnh đơn gen trội phổ biến nhưng dễ bị bỏ sót trong giai đoạn tiền sản (do siêu âm có khả năng bỏ sót bệnh, không thể phát hiện bằng các xét nghiệm sàng lọc NIPT truyền thống, hoặc tiền sử gia đình không phải là yếu tố để phát hiện nguy cơ hiệu quả).
    Trường hợp thai phụ có kết quả triSure Procare là “dương tính” sẽ được hỗ trợ các chi phí chọc ối/ sinh thiết gai nhau, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán CNVSure, miễn phí xét nghiệm gen cho chồng để xác định đột biến của thai là đột biến mới xuất hiện, hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán cho thai hoặc bé sau sinh để chẩn đoán xác định…

    Nguồn thông tin tham khảo:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8010610/
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6245977/ 
    https://www.chop.edu/conditions-diseases/juvenile-myelomonocytic-leukemia-jmml
    https://rarediseases.org/rare-diseases/juvenile-myelomonocytic-leukemia/
    https://www.lls.org/leukemia/juvenile-myelomonocytic-leukemia 

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chương trình dành cho cộng đồng “Vì một Việt Nam không còn nỗi lo ung thư”, nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm soát, phát hiện sớm ung thư thông qua hình thức tặng 7.000 suất tầm soát ung thư miễn phí bằng công nghệ SPOT-MASTM, cho hơn 100 doanh nghiệp, bệnh viện và phòng khám khắp cả nước.

    » Xem chi tiết «
    » Xem trên VNExpress «

    Bài viết mới nhất

    Theo dõi chúng tôi

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền