Giỏ hàng
No products in the cart.
0

Đột phá mới trong điều trị Ung thư đại trực tràng đã được phẫu thuật triệt căn

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí #ESMO Real World Data và Digital Oncology đã chứng minh giá trị tiên lượng quan trọng của DNA ngoại bào có nguồn gốc từ khối u (ctDNA) trong dự đoán tái phát sớm ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng (CRC). Nghiên cứu này, sử dụng xét nghiệm K-TRACK từ Gene Solutions, kết hợp dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng và bằng chứng thực tế, mang đến hiểu biết có giá trị lâm sàng cho các bác sĩ ung bướu và phẫu thuật viên về tiềm năng của ctDNA trong theo dõi tái phát sớm sau phẫu thuật.

    Kết quả chính của nghiên cứu:

    • Nâng cao giá trị tiên lượng: Việc phát hiện bệnh tồn dư tối thiểu (MRD) bằng ctDNA từ 2 đến 4 tuần sau phẫu thuật có mối liên hệ chặt chẽ với thời gian sống còn không bệnh tật ngắn hơn.
    • Phát hiện sớm tái phát: Trong quá trình theo dõi, ctDNA dương tính cho thấy giá trị tiên lượng mạnh nhất với độ nhạy và độ đặc hiệu 100% để phát hiện tái phát, sớm hơn khoảng 08 tháng so với chẩn đoán lâm sàng, ctDNA cho kết quả nhạy và đặc hiệu hơn so với CEA (carcinoembryonic antigen).
    • Tiềm năng điều trị cá nhân hóa: Các đột biến phổ biến như TP53, APC, và KRAS được phát hiện bằng ctDNA ở bệnh nhân tái phát có thể giúp phân loại bệnh nhân và định hướng liệu pháp điều trị đích, từ đó cá nhân hóa phác đồ điều trị.

    Nghiên cứu này không chỉ chứng minh ctDNA MRD là một công cụ có tính chính xác trong theo dõi tái phát ung thư đại trực tràng mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của y học chính xác, đặc biệt trong chăm sóc ung thư cho các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ.

     

     

     

    Ý nghĩa đối với Bác sĩ Ung bướu và nhà cung cấp dịch vụ y tế:

    Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của ctDNA trong phát hiện sớm ung thư tái phát từ đó có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị. Bác sĩ ung bướu và nhà cung cấp dịch vụ y tế nên cân nhắc tích hợp ctDNA vào quy trình giám sát sau phẫu thuật cho bệnh nhân CRC để hỗ trợ can thiệp kịp thời và thúc đẩy điều trị cá nhân hóa.

    Hướng nghiên cứu tương lai:

    Nghiên cứu mở ra triển vọng ứng dụng ctDNA trong các loại ung thư khác, tiềm năng thay đổi nền y học toàn cầu. Hợp tác liên tục giữa các nhà nghiên cứu, bệnh viện và viện di truyền sẽ giúp phát triển các công cụ y học chính xác như K-TRACK, mang lại lợi ích rộng rãi cho bệnh nhân.

    Hãy theo dõi để cập nhật thêm về ctDNA và phát hiện MRD trong các bệnh ung thư khác ngay tại: https://genesolutions.com/clinical-resources/oncology-publications

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền