Thói quen “nhậu”, ung thư gan và chiến lược phòng bệnh chủ động

Mục lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia/người/năm. Trong khi đó, ung thư gan cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (14,5%) trong các loại ung thư tại Việt Nam, là nguyên nhân tử vong của hơn 25.000 người mỗi năm. 

    Từ “lai rai” cho vui…

    Mỗi buổi chiều, khi giờ tan tầm chưa kịp điểm, các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân dần đông khách. Khắp nơi rôm rả tiếng dzô… dzô, chẳng mấy ai bận tâm mình đã uống bao nhiêu. 

    Anh Trần Minh Khang (Quận 10, TP. HCM) vui vẻ chia sẻ giữa 2 lần nâng ly: “Nhóm bạn tôi ngày nào cũng tụ tập làm vài ly. Quen rồi, hôm nào không nhậu là thấy bứt rứt trong người, tối khó ngủ”.  

    Trường hợp như anh Khang không phải là hiếm. Nên chẳng mấy ai ngạc nhiên khi người Việt Nam được đánh giá là uống rượu bia “có số má” trên thế giới: xếp thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người, theo thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Hội nghị Tập huấn cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường (tháng 7/2022).

    Trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia/người/năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018. Trong giai đoạn 2010 – 2017, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới – gần 90% (Tạp chí y khoa Lancet).  

     

    Việt Nam nằm trong top tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock 

    “Nhậu” đã trở thành thú vui và thói quen của nhiều nam giới Việt. Không chỉ chè chén sau giờ làm, mà tại các đám tiệc, hội nghị, gặp gỡ xã giao hay bàn công việc làm ăn…  bia rượu từ lúc nào đã hiện diện như một phần tất nhiên hoặc “thủ tục cuối”. Đôi khi người trong cuộc phải miễn cưỡng tham gia cho được việc.  

    Đếnđịnh mức nguy hại” và thứ hạng cao không mong muốn

    Nhiều người tin rằng tiêu thụ một lượng rượu bia nhỏ mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khoẻ. Nhưng “lượng nhỏ” chính xác là bao nhiêu?  

    Khó đưa ra tiêu chuẩn chung, bởi việc dung nạp và nguy cơ do uống rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu, bia khác nhau.  

    Theo công bố của WHO, những rối loạn chức năng của cơ thể xuất hiện ngay từ khi uống ¼ lon bia. Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam và 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ, và không quá 5 ngày/tuần. Trong đó, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (loại có nồng độ cồn 5%); 1 ly bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (nồng độ cồn 13,5%); hoặc 1 ly  rượu mạnh 30 ml (nồng độ cồn340%).

    Dễ thấy rằng với “dân nhậu”, duy trì mức 2 đơn vị cồn/ngày gần như là “nhiệm vụ bất khả”.  

    Trên thực tế, tình trạng uống quá độ ngày càng phổ biếnngười Việt trưởng thành. Cứ 3 nam giới thì có 1 người uốngmức nguy hại.  

    Ethanol trong rượu bia được xếp vào nhóm chất gây 7 bệnh ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư gan – theo công bố của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới5. Kết quả một nghiên cứu quy mô tiến hành trong giai đoạn 2010 – 2019 vừa công bố tháng 8/2022 trên Tạp chí Y khoa Lancet cho thấy lạm dụng rượu bia xếp thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư.

     

    Lạm dụng rượu bia xếp thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư. Ảnh: Shutterstock 

    Tương ứng với mức tiêu thụ cao thức uống có cồn, Việt Nam cũng đang nằm trong top đầu của một bảng xếp hạng đáng buồn khác: tỷ lệ mắc ung thư gan, với 23,2 bệnh nhân ung thư gan trên 100.000 dân. Ung thư gan cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (14,5%) trong các loại ung thư tại Việt Nam, là nguyên nhân tử vong của hơn 25.000 người mỗi năm (GLOBOCAN 2018).

    Ung thư gan: phát hiện sớm để chữa trị hiệu quả

    Các triệu chứng lâm sàng sớm nhất của ung thư gan thường không điển hình và dễ bị bỏ qua. Do đó, bệnh nhân chỉ có thể phát hiện bệnh kịp thời nếu thường xuyên khám sức khoẻ và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Nếu không có thói quen ấy, đợi đến khi xuất hiện triệu chứng mới đi khám thì thường đã muộn.  

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mỗi người nên xây dựng 4 chiến lược chính để dự phòng chủ động ung thư, bảo vệ lá gan: 

    • Kiếm soát thói quen uống và lượng cồn tiêu thụ. 
    • Thực hành lối sống lành mạnh:  
    • Dinh dưỡng cân bằng: điều chỉnh hợp lý lượng thịt, chất béo và đường, tăng cường rau xanh, trái cây; không ăn thực phẩm bị mốc 
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 2 giờ mỗi tuần 
    • Duy trì cân nặng hợp lý 
    • Khám, tiêm ngừa, điều trị viêm gan siêu vi B, C, xơ gan 
    • Tầm soát, phát hiện sớm ung thư gan định kỳ 

    Về chiến lược tầm soát định kỳ, PGS.TS.BS Nguyễn Chí Viết – Phó Giám đốc Chuyên môn Hệ thống Bệnh viện Xuyên Á cho biết: “Ung thư gan và ung thư phổi là những bệnh ung thư hàng đầu tính chung cho cả 2 giới của người Việt Nam, nhưng trước đây chúng ta chưa có phương pháp nào hiệu quả để tầm soát, phát hiện sớm. Phương pháp SPOT-.MAS của Gene Solutions ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, giúp phát hiện sớm cùng lúc 5 loại ung thư (gan, phổi, vú, đại– trực tràng, dạ dày), từ đó tăng hiệu quả điều trị lên gần 10 lần“. 

    Công nghệ SPOT-MAS* do công ty Gene Solutions phát triển sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: không xâm lấn, an toàn, có độ chính xác cao, giúp phát hiện cùng lúc 5 loại ung thư từ giai đoạn sớm chỉ với 1 lần thu máu. Nhờ đó, người bệnh và bác sĩ có kế hoạch điều trị kịp thời và hiệu quả, hạn chế những biến chứng do tình trạng bệnh nặng hoặc điều trị trễ gây nên. 

    *Ứng dụng kĩ thuật giải trình tự gen thế hệ 02 phát hiện bốn chỉ dấu phân tử đặc trưng của tế bào ung thư (ctDNA) phóng thích vào máu khác biệt với DNA của tế bào khoẻ mạnh và dự báo vị trí của khối u dựa trên dữ liệu máy học từ DNA khối u.

     

    Tầm soát định kỳ giúp phát hiện bệnh ung thư kịp thời để điều trị hiệu quả.  

    Trong ảnh: Một góc phòng Lab xét nghiệm gen phát hiện sớm ung thư của Gene Solutions. Ảnh: Gene Solutions 

    Với nhiều ưu điểm vượt trội, SPOT-MAS hứa hẹn trở thành phương pháp phổ biến hỗ trợ sàng lọc**, phát hiện sớm ung thư, tạo bước ngoặt trong cuộc chiến chống căn bệnh nguy hiểm này. SPOT-MAS là trợ thủ đắc lực trong chiến lược bảo vệ sức khỏe của mỗi người, đặc biệt ý nghĩa với nhóm người có nguy cơ cao như tiêu thụ rượu bia quá mức, nghiện thuốc lá, sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm…  

    **Phân tích này được khuyến nghị sử dụng cho người trưởng thành có nguy cơ ung thư cao, chẳng hạn như người từ 40 tuổi trở lên nhằm phát hiện dấu hiệu của tế bào ung thư và dự đoán vị trí của khối u trong cơ thể. Việc phân tích ctDNA không phát hiện tất cả các bệnh ung thư và nên được dùng bổ sung – chứ không thay thế – cho các tầm soát ung thư thường quy quan trọng được khuyến cáo hiện nay. Không phân tích cho phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân ung thư, không khuyến nghị cho người từ 21 tuổi trở xuống.

    đơn vị tiên phong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng giải mã gen phục vụ y học tại Việt Nam, Gene Solutions mong muốn đưa công nghệ SPOT-MAS đến với mọi người, tạo thế chủ động cuộc chiến phòng chống ung thư. Một khi tầm soát đã trở thành thói quen, ung thư sẽ không còn là bệnh nan y, là nỗi ám ảnh thường trực của cộng đồng.

    Bài viết liên quan

    Bình luận

    Chuyên gia GENE SOLUTIONS đang lắng nghe bạn !

    Tư vấn di truyền